Empire777

Không hóa đơn, chứng từViện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã nhận được công văn của Hải cách bắt lô an quanh năm

【cách bắt lô an quanh năm】Điều khó hiểu trong việc đình chỉ điều tra vụ nhập lậu 100 tấn lúa

dieu kho hieu trong viec dinh chi dieu tra vu nhap lau 100 tan lua

Không hóa đơn,Điềukhóhiểutrongviệcđìnhchỉđiềutravụnhậplậutấnlúcách bắt lô an quanh năm chứng từ

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã nhận được công văn của Hải đội 3- Cục Điều tra chống buôn lậu kiến nghị phục hồi điều tra vụ buôn lậu 100 tấn lúa. Hiện Viện đang kiểm tra hồ sơ vụ án, nếu kiến nghị của Hải đội 3 có đủ cơ sở sẽ đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đồng Tháp phục hồi điều tra vụ án.

Theo Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải đội 3)- Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan, hồi 23 giờ ngày 8-12-2015, tại khu vực cửa khẩu Dinh Bà- Đồng Tháp, Hải đội 3 chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C47) - Bộ Công an, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy- Công an Đồng Tháp và Chi cục Hải quan cửa khẩu Dinh Bà- Cục Hải quan Đồng Tháp bắt giữ ghe gỗ biển kiểm soát ĐT-18769 vận chuyển 100 tấn lúa từ Campuchia về Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ, không khai báo làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu theo quy định. Khi bị phát hiện, người điều khiển phương tiện là ông Ngô Văn Phú, chủ phương tiện là bà Ngô Thị Thu đều khai nhận toàn bộ số lúa trên ghe gỗ là của ông Trần Văn Khánh ngụ tại Đồng Tháp. Ông Khánh mua lúa từ Campuchia sau đó thuê 2 người này vận chuyển về Việt Nam.

Hai ngày sau khi bắt giữ lô hàng, ông Trần Văn Khánh- chủ hàng mới xuất trình hóa đơn GTGT số 0000001 và khai báo lô lúa trên được mua của Công ty TNHH Thi đua Mỹ Duyên. Tuy nhiên, qua xác minh, hóa đơn của Công ty TNHH Thi đua Mỹ Duyên chỉ xuất bán 70 tấn lúa, trong khi hàng bị bắt giữ là 100 tấn lúa. Công ty TNHH Thi đua Mỹ Duyên cũng có văn bản xác nhận gửi cơ quan Hải quan không bán 100 tấn lúa cho ông Khánh, hóa đơn ông Khánh xuất trình không phải hóa đơn của lô hàng bị bắt giữ.

Điều đáng chú ý, bảng kê thu mua chi tiết nông sản do Công ty TNHH Thi đua Mỹ Duyên cung cấp cho Hải đội 3 là bảng kê lập ngày 7-12-2015, nhưng bảng kê thu mua số lúa trên lại ghi ngày 8-12-2015, như vậy bảng kê lập trước, lúa lại thu mua sau có dấu hiệu nhằm hợp thức hóa hồ sơ.

Ngày 19-1-2016, Cục Điều tra chống buôn lậu ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp điều tra theo thẩm quyền. Sau đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Hồng thụ lý. Nhưng đến ngày 11-4-2016, cơ quan này ra quyết định đình chỉ điều tra vì cho rằng hành vi của ông Trần Văn Khánh- chủ hàng; bà Ngô Thị Thu – chủ phương tiện và ông Ngô Văn Phú- người điều khiển phương tiện, không cấu thành tội “buôn lậu”.

Lời khai bất nhất

Không đồng tình với kết luận đình chỉ điều tra vụ án của Công an huyện Tân Hồng, Hải đội 3 đã có công văn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đề nghị phục hồi điều tra vụ án “buôn lậu” 100 tấn lúa đối với ông Trần Văn Khánh.

Ông Vũ Ngọc Khiêm, Phó Hải đội trưởng Hải đội 3- người trực tiếp tham gia việc bắt giữ số lúa lậu nêu trên cho biết, để bắt được số lúa nhập lậu nêu trên, Hải đội 3 phải điều tra, theo dõi hơn 1 tháng và phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ. Việc chủ lô hàng liên tục thay đổi lời khai và cho rằng, nội dung khai nhận ban đầu theo hướng dẫn của cán bộ Hải quan là thiếu chính xác. Bởi vì, quá trình lấy lời khai của các đối tượng liên quan có sự chứng kiến của cán bộ C47- Bộ Công an, nên việc cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Hồng không làm rõ lời khai của các đối tượng, mà đưa ra kết luận các đối tượng khai báo theo hướng dẫn của Hải quan là phiến diện, thiếu khách quan, cần phải điều tra lại. Bên cạnh đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Hồng cũng chưa xém xét kĩ thủ đoạn hợp thức hồ sơ hàng hóa của ông Khánh, mà chỉ căn cứ vào việc thay đổi lời khai của những người có liên quan, căn cứ vào kết luận giám định về số lúa bị bắt giữ chỉ nêu lúa có đặc điểm giống lúa tại Việt Nam, từ đó kết luận Campuchia không có giống lúa IR50404 là không có cơ sở. Đồng thời, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Hồng còn cho rằng, ông Khánh không có yếu tố vận chuyển hàng qua biên giới, trả lại vật chứng chủ sở hữu.

Đáng chú ý, trong quá trình điều tra vụ việc, các đối tượng có liên quan liên tục thay đổi lời khai với nội dung bất nhất. Chẳng hạn, về nguồn gốc 100 tấn lúa, lúc đầu ông Khánh khai với cơ quan Hải quan mua của nhiều người dân, sau đó ông này lại khai là mua của Công ty TNHH Thi đua Mỹ Duyên, đồng thời xuất trình hóa đơn GTGT thể hiện mua 70 tấn lúa (không phải 100 tấn). Tuy nhiên, sau đó gần nửa tháng, ông Khánh khai lại là mua số lúa trên của 30 người dân trong xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng- Đồng Tháp, nhưng không biết họ là ai! Nhưng khi làm việc với cơ quan điều tra- Công an huyện Tân Hồng, ông Khánh thay đổi lại lời khai về nguồn gốc số lúa, với nội dung mua của Công ty TNHH Thi đua Mỹ Duyên 70 tấn, mua của hộ ông Nguyễn Văn Kế 30 tấn (!?).

Theo Hải đội 3, với lời khai trước sau bất nhất, mẫu thuẫn, cùng với việc xuất trình hóa đơn mua hàng không phù hợp, có dấu hiệu hợp thức hóa hóa đơn chứng từ cho số hàng nhập lậu của chủ hàng Trần Văn Khánh… nhưng cơ quan điều tra vẫn kết luận 100 tấn lúa nêu trên có hóa đơn hợp pháp, đồng thời đình chỉ điều tra vụ án là không có cơ sở.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap