Chờ thêm những cây cầu trên sông Hồng | |
Nước sạch sông Đà lại xảy ra sự cố | |
Mắm cá rò – món ngon nức tiếng xứ Huế | |
Ngọt thơm hương vị bánh hạt sen xứ Huế | |
Xao xuyến một sớm Thu bình dị xứ Huế | |
Sơn Chà - hòn ngọc quý của xứ Huế mộng mơ |
Từ cồn Dã Viên trên sông Hương,ôngAnCựunắngđụcmưlịch thi đấu của paris saint-germain An Cựu như một đứa con trưởng thành, tách ra khỏi dòng sông mẹ để có cuộc đời riêng của mình. Sử sách ghi lại rằng Vua Gia Long đã cho khơi sâu, mở rộng dòng nước nhỏ này, biến nó thành một dòng sông xinh xắn, uốn lượn mềm mại trong kinh thành Huế. Nếu như sông Hương được mô tả là “Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu”, thì sông An Cựu cũng không kém phần đặc biệt: "Núi Ngự Bình trước tròn sau méo. Sông An Cựu nắng đục mưa trong”. Hiện tượng kỳ lạ này đã được chứng thực, trở thành một đặc điểm nhận dạng của An Cựu, mà cho đến nay chưa có lời giải thích khoa học nào thật sự thuyết phục. Nhưng theo truyền thuyết thì dưới sông có con thuồng luồng khổng lồ hay quậy đục sông mùa hè nóng và nằm im trong mùa mưa lạnh.
Sông An Cựu- Huế |
Đôi bờ sông An Cựu được khá nhiều hoàng tử, công chúa nhà Nguyễn lựa chọn để lập Phủ Đệ - những nhà vườn thênh thang cây trái hoa lá nối tiếp nhau với dậu chè tàu xanh ngắt. Trong số đó, nổi tiếng nhất là cung An Định, cung điện riêng của vua Khải Định, từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) thừa kế. Phủ đệ lâu đời nhất là Phương Thôn Thảo Đường của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, người con trai thứ mười của vua Minh Mạng, nổi tiếng giỏi thi ca "Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường” (dịch nghĩa: Thơ của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì thời Thịnh Đường phải nhường).
Chảy trôi từ cồn Dã Viên đến phá Tam Giang, thuỷ lộ An Cựu dài ngót nghét 30km đã biến những vùng hoang hoá bị ngập mặn Hương Thủy thành những cánh đồng lúa bờ xôi ruộng mật. Chẳng thế mà năm 1821, năm Minh Mạng thứ 2, sông An Cựu được đổi tên thành sông Lợi Nông và hình ảnh, tên sông đã được khắc vào Chương Đỉnh, một trong 9 đỉnh (Cửu Đỉnh) triều Nguyễn.
Tất nhiên, sông An Cựu không chỉ có ý nghĩa “lợi nông”. Dòng sông còn gắn liền với biết bao câu chuyện bi tráng và thơ mộng. Một bến sông nhỏ ở đây là nơi xưa kia vua chúa đậu thuyền đi tế lễ Nam Giao, cũng là nơi nhà vua hay ra nghỉ ngơi và hóng mát, nên được gọi là Bến Ngự. Đó cũng là nơi chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu - Ông Già Bến Ngự - đã sống những năm tháng cuối đời (từ năm 1926 đến năm 1940), giữ trọn phẩm cách thanh cao, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ… Những ai yêu âm nhạc tiền chiến thì không thể không biết bài hát “Đêm tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước - bài ca réo rắt nỗi buồn thương cho một thời dĩ vãng vàng son đã phôi pha…