【đội hình wolves gặp newcastle】Hà Nội chủ động giải pháp đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp tết

Hà Nội

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: NNK

Chiều ngày 30/12/2019,àNộichủđộnggiảiphápđảmbảonguồncungthịtlợndịptếđội hình wolves gặp newcastle UBND TP. Hà Nội đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả thị trường mặt hàng thịt lợn và các mặt hàng nông sản thực phẩm phục vụ nhân dân Thủ đô dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Hội nghị có sự tham gia của các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), sở công thương của 13 địa phương lân cận Hà Nội.

Hà Nội không thiếu nguồn cung thực phẩm

Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội cung cấp, dự kiến tháng 1/2020, sản lượng lợn hơi cung cấp trên địa bàn là 23.520 tấn, trong đó nguồn của thành phố khoảng 14.600 tấn, nhập từ các tỉnh khoảng 8.920 tấn.

Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố gửi thông tin trong tháng 1/2020, có thể cung cấp cho Hà Nội khoảng 43.000 tấn thịt lợn.

Đồng thời, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã tái đàn được 300.000 con/600.000 con đã bị tiêu hủy do dịch tả lợn; sản lượng thịt lợn xuất chuồng cũng tăng khoảng 17% so với tháng trước do lượng lợn đến lứa xuất chuồng tăng. Các đơn vị giết mổ, phân phối tăng cường hoạt động thu mua từ các tỉnh về để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, bình quân từ 8.000 - 9.000 tấn /tháng.

Đối với nguồn nhập khẩu, lượng thịt lợn nhập khẩu trực tiếp qua Hải quan Hà Nội rất nhỏ, doanh nghiệp (DN) chủ yếu nhập theo đường biển qua các cảng tại Quảng Ninh, Hải Phòng... Tuy nhiên, nhiều đơn vị nhập khẩu cho biết sẵn sàng nhập khẩu khi nguồn cung còn thiếu.

Với các phân tích như trên, bà Trần Thị Phương Lan cho hay, nguồn cung mặt hàng thịt lợn cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ở thời điểm hiện tại.

Mặt khác, người dân đang dần chuyển sang sử dụng các mặt hàng khác thay thế thịt lợn nên sản lượng bán ra của mặt hàng thịt lợn tháng 12 đã giảm từ 5% - 20% so với tháng 11/2019, một số mặt hàng như thịt gà, bò, thủy hải sản của các DN phân phối tăng lên so với tháng trước. Ngoài ra, các sản phẩm thay thế như đàn gia súc, gia cầm cũng tăng sẽ góp phần tăng nguồn cung cho người dân có thể sử dụng thay thế thịt lợn.

TP. Hà Nội đề nghị các DN sản xuất, kinh doanh thịt lợn và các mặt hàng nông sản thực phẩm có khả năng thay thế thịt lợn cần chủ động chuẩn bị hàng hóa đảm bảo nguồn cung ứng phục vụ đủ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân trong dịp tết; rà soát, tính toán các chi phí để đảm bảo đưa mức giá bán hợp lý với DN cũng như người tiêu dùng, không lợi dụng đẩy giá bán lên cao gây bất ổn thị trường; đặc biệt, cần tập trung chuẩn bị nguồn hàng ngay từ đầu tháng 1/2020 và xây dựng phương án, giải pháp đảm bảo nguồn cung mặt hàng thịt lợn cho 10 ngày giáp tết, sẵn sàng cung ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Đẩy mạnh giao thương để bình ổn thị trường

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang cho biết, dự tính từ nay đến Tết Nguyên đán, Bắc Giang sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 300.000 con lợn, tương đương khoảng 30.000 tấn thịt lợn hơi, đạt xấp xỉ 21.000 tấn thịt móc hàm. Sau tết nguyên đán sẽ cung ứng khoảng 19.000 tấn thịt lợn hơi.

Như vậy, ngoài cung ứng đáp ứng nhu cầu của địa phương, từ nay đến tết nguyên đán Bắc Giang còn khoảng 13.000 tấn thịt lợn và sau tết còn khoảng 8.000 tấn thịt lợn cung ứng cho thị trường các tỉnh, thành phố khác.

Để bình ổn thị trường, giá cả thịt lợn cho thị trường Hà Nội dịp tết, ông Nguyễn Văn Phương cũng đề xuất TP. Hà Nội tiêp tục phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm, nông sản hàng hóa tại thị trường Hà Nội; tích cực tuyên truyền, quảng bá, giới thiếu các sản phẩm của Bắc Giang để người tiêu dùng Thủ đô biết, tin tưởng và lựa chọn; giới thiệu các DN uy tín, nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị... để kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, ký kết hợp đồng tiêu thụ dài hạn...

Không chỉ Bắc Giang mà các tỉnh và các DN cũng cam kết cung cấp sản lượng lớn thịt lợn cho thị trường Hà Nội dịp tết. Bà Đinh Thị Hải Vân - Giám đốc thu mua của Công ty BigC&Go cho biết, Big C cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán sắp tới, trong đó có mặt hàng thịt lợn.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai chương trình Giá tốt áp dụng với 7.000 mặt hàng thiết yếu, trong đó có thịt lợn. Do sử dụng nguồn ngân sách dự phòng để tham gia vào chương trình bình ổn giá của Bộ Công thương nên giá thịt lợn tại BigC luôn thấp hơn thị trường từ 5 - 10%. Đặc biệt, đơn vị đã áp dụng chính sách bán hàng thịt lợn không lợi nhuận từ ngày 28/12 cho đến hết tết nguyên đán...” – bà Hải Vân cam kết.

Cùng với BigC, Sài Gòn Co.op cũng bán mặt hàng thịt ba chỉ với giá thấp hơn thị trường 20%, sườn non thấp hơn 8%, xương đùi thấp hơn 25%, xương ống thấp hơn 35%...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản nhấn mạnh: "Có thể thấy nguồn cung của các tỉnh rất dồi dào, các DN cũng chuẩn bị nguồn hàng ổn định kể cả đầu ra và đầu vào. Nếu chúng ta luân chuyển, lưu thông hàng hóa tốt thì thị trường tết của Hà Nội sẽ đáp ứng đầy đủ những mặt hàng còn thiếu như gạo, thịt bò, rau củ quả, thực phẩm chế biến, đặc biệt là thịt lợn".

Để cân đối cung cầu hàng hóa dịp tết trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Doãn Toản yêu cầu, các cơ quan, DN theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường mặt hàng phục vụ tết, trong đó đặc biệt quan tâm đến mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm thay thế. DN phân phối bảo đảm cung ứng hàng hóa chất lượng, thường xuyên, liên tục tại các điểm bán hàng, phối hợp với các sở, ngành chủ động nắm nguồn cung sản phẩm của DN sản xuất.

Phó Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu các lực lượng quản lý thị trường, hải quan cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp tết; kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thực phẩm nhằm kiểm soát được nguồn cung và dịch bệnh có thể lây lan qua biên giới; tăng cường kiểm tra các cơ sở giết mổ trên địa bàn để đảm bảo thực phẩm lưu thông đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, kết hợp kiểm tra chống đầu cơ, găm hàng, nhất là mặt hàng thịt lợn.

Riêng với mặt hàng thịt lợn, ông Toản yêu cầu Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với sở NN&PTNT, sở công thương các tỉnh, thành phố, Cục Hải quan Hà Nội, các đơn vị liên quan... nắm bắt thông tin về cơ sở sản xuất, chăn nuôi có khả năng cung ứng mặt hàng này ngay cho thị trường để kịp thời tổ chức kết nối, cung cấp thông tin cho các đơn vị giết mổ, phân phối khai thác đưa về Hà Nội phục vụ nhân dân, đồng thời có giải pháp tham mưu, xử lý khi thiếu nguồn cung và tăng giá đột biến./.

Khánh Linh