TheếtkhôngthảngưdânTrungQuốckhaitháctráiphéptrênBiểnĐônhận định bóng đá chileo những tin tức mới nhất trên báo chí, phát ngôn viên Herminio Coloma của Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho hay 9 công dân Trung Quốc, bị kết án hôm 25/11 vì đánh bắt rùa biển quý hiếm trên Biển Đông, chỉ đơn thuần phải trả tiền phạt để được tự do.
"Đối với tội danh liên quan tới sở hữu động vật có nguy cơ tuyệt chủng, tòa đã áp dụng hình thức là trả tiền phạt. Sau khi trả tiền phạt, họ coi như đã thực hiện hình phạt một cách đầy đủ và sẽ không bị cản trở khi rời Philippines", phát ngôn viên Coloma nói.
Trong phiên tòa diễn ra trên đảo Palawan của Philippines hồi đầu tuần này, 9 công dân Trung Quốc đã bị tuyên bố có tội và bị phạt 100.000 USD mỗi người vì đánh bắt trái phép và thêm 2.730 USD mỗi người vì đánh bắt động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Nếu các ngư dân không trả tiền phạt, họ có thể bị phạt tù 6 tháng cho mỗi tội danh.
Tuy nhiên, theo lời ông Coloma, do nhóm ngư dân này đã bị giam giữ 6 tháng trong khi chờ xét xử nên coi như họ đã thụ án xong về tội đánh bắt trái phép và giờ chỉ phải đối mặt với án tù về đánh bắt động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Được biết cảnh sát Philippines đã phát hiện hàng trăm con rùa biển - một loài động vật được bảo vệ - trên tàu của các ngư dân Trung Quốc khi bắt giữ họ hồi tháng 5 tại bãi Bán Nguyệt thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng nhấn mạnh rằng hệ thống tòa án độc lập đã nhận thấy các ngư dân có tội, chứ không phải chính phủ. "Chúng ta phải tôn trọng quyết định của tòa", ông Del Rosario cho biết trong một tuyên bố.
Vụ việc nói trên đã làm căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, vốn đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trước đó, hôm 25/11, Trung Quốc đã kêu gọi Philippines thả các ngư dân, nói rằng việc bắt giữ họ là vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hôm nay được bàn giao một tàu hộ vệ tên lửa mới nhằm tăng cường hoạt động trên Biển Đông.Đây là tàu hộ vệ tên lửa Triều Châu, số hiệu 595, do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Đây là tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, dài 88,9m, rộng 11,14m, mớn nước 4,3m, lượng giãn nước 1.300 tấn và sử dụng động cơ đẩy diesel CODAD công suất 12.200KW, tốc độ tối đa 30 hải lý.
Triều Châu, với thủy thủ đoàn 60 người, được trang bị một bệ pháo phòng không tầm thấp FL-3000 với 8 quả tên lửa, một bệ pháo tàng hình 76mm nòng đơn kiểu PJ26, hai pháo hạm điều khiển xa 30mm, hai bệ phóng tên lửa chống hạm YJ-83 (8 quả), hai cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ.
Tàu hộ vệ này có thể độc lập tác chiến hoặc hiệp đồng chiến đấu với tàu mặt nước khác, có thể đảm nhận các nhiệm vụ như tuần tra, hộ tống tàu thuyền, chống ngầm, cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy.
Đây là hoạt động cấp tàu mới nhất của Trung Quốc cho các hạm đội nhằm tăng cường hoạt động trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, xâm lấn vào vùng biển của nhiều nước trong khu vực, như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Hồi tháng 10, Trung Quốc biên chế tàu quét mìn Type 081 thứ 10 mang tên Vũ Thành cho Hạm đội Bắc Hải. Loại tàu quét mìn mới tiên tiến này được ưu tiên triển khai nhiều nhất ở Biển Đông.
Ngoài ra trước đó Trung Quốc cũng triển khai một tàu hộ vệ mới Chu Châu, chuyên dùng cho tác chiến săn ngầm, tăng cường năng lực tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm ở Biển Đông.
Minh Thùy (tổng hợp từ Vnexpress, Dân Trí)
Philippines ‘nhắc khéo’ Trung Quốc ‘nói phải đi đôi với làm’ trên Biển Đông