【ca cuoc uy tin】Dư địa lớn cho xuất khẩu sản phẩm số
Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình phát biểu tại lễ khai trương văn phòng thứ hai của FPT tại Hàn Quốc |
Ngày 30/3, tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Xuất khẩu sản phẩm số” do báo Sài Gòn giải phóng tổ chức, các chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài, đưa sản phẩm công nghệ số chinh phục thị trường thế giới. Tuy nhiên, với dư địa thị trường CNTT thế giới lớn, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khả năng cạnh tranh ở các phân khúc.
Đánh giá về dư địa xuất khẩu công nghệ số, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) cho biết, thị trường dịch vụ CNTT thế giới (không tính phần của các Big Tech, các công ty dịch vụ CNTT hàng đầu như Infosys, Ascernture...) là 1.000 tỷ USD, nghĩa là dư địa lớn. Với dư địa này, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh ở các phân khúc, dịch vụ như: CNTT, ODM, OEM, các sản phẩm công nghệ mới mà thế giới cũng đang khởi động...
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, chia sẻ về xuất khẩu sản phẩm số, ông Ngô Minh Trí, Giám đốc đơn vị Giải pháp và Dịch vụ Doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm FPT cho rằng, thị trường nước ngoài năm 2022 mang về cho công ty 1 tỷ USD doanh số. Trong thời gian tới, thị trường nước ngoài vẫn sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của công ty. Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung cấp các giải pháp dịch vụ công nghệ cho các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.
Trong đó, riêng với mảng giải pháp dịch vụ doanh nghiệp, dựa trên những kết quả đạt được trong năm vừa qua, kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng trên dưới 30% trong năm nay. Đồng thời, để tạo đà tăng trưởng trong dài hạn, ở mảng kinh doanh này, sẽ tập trung để phát triển mảng ERP cho thị trường các nước nói tiếng Anh như châu Âu, Mỹ; tìm kiếm các hướng đi đột phá; xây dựng bổ sung thêm nhiều nguồn lực có tiếng Anh tốt và hiểu về thị trường tiếng Anh.
Ông Phạm Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh giải pháp quốc tế - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Viettel có một thị trường rộng lớn với gần 300 triệu dân tại 11 quốc gia, Viettel kinh doanh, quản lý khách hàng nên hiểu khách hàng muốn gì, từ đó có thể thiết kế, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Về công nghệ, xuyên suốt quá trình phát triển, Viettel luôn gắn liền với lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận với những công nghệ mới, nhờ đó Viettel đã tích lũy được kiến thức nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao và kinh nghiệm nghiên cứu phát triển.
Tại các thị trường quốc tế, Viettel đã và đang xúc tiến, triển khai cung cấp thành công các sản phẩm, giải pháp cho các tập khách hàng như B2G (Voffice, E-Cabinet, Cloud,…), B2B (OCR, eKYC, RPA, Cyberbot, Reputa, ERP,…)
Với gần 20 năm đầu tư tại nước ngoài, ông Trần Phúc Hồng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ TMA cho biết, từ năm 2004, TMA đã đầu tư mở các văn phòng tại nước ngoài để mở rộng thị trường, hỗ trợ khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới. Đây là bước đi quan trọng để khẳng định năng lực và chủ động trong phát triển thị trường và tìm khách hàng.
Các chi nhánh của TMA ở nước ngoài sẽ tham gia các sự kiện công nghệ để quảng bá về ngành phần mềm Việt Nam và giới thiệu năng lực của công ty để thuyết phục các công ty - tập đoàn nước ngoài đến Việt Nam.
Theo ông Trần Phúc Hồng, TPHCM có số lượng doanh nghiệp CNTT hàng đầu cả nước và đã cung cấp dịch vụ - giải pháp cho thị trường nước ngoài từ cách đây 20-25 năm. Với năng lực hiện nay, TPHCM có thể trở thành một trung tâm về R&D và giải pháp CNTT, giải pháp số ở Đông Nam Á và châu Á.
"TPHCM nên có những chương trình xúc tiến thương mại riêng cho lĩnh vực công nghệ và giải pháp số để xây dựng thương hiệu và hỗ trợ doanh nghiệp số, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, mở rộng thị trường nước ngoài. Tôi cho rằng ở giai đoạn đầu tiên nên nhắm đến thị trường Đông Nam Á vì có trình độ tương tự như Việt Nam. Với đà tăng trưởng ở mức 2 con số, thị trường kinh tế số ASEAN dự kiến đạt 1.000 tỷ USD trong 10 năm tới và sẽ là thị trường lớn, vừa sức và khả thi cho các doanh nghiệp CNTT TPHCM trong giai đoạn đầu ra biển lớn."- ông Hồng kiến nghị.