Ngày 18/2/2016,ấtkhẩusảnphẩmnônglâmthủysảnđứngtrướcnhữngtriểnvọnglớbxh bd ha lan tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức đối thoại với Bộ Công thương và các Tham tán thương mại Việt Nam về định hướng các mặt hàng và thị trường chủ lực xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2016.
Triển vọng trên nhiều thị trường lớn
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản dự báo sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh tăng từ các hiệp định thương mại tự do vừa kết thúc đàm phán. Bên cạnh đó, ngoài các mặt hàng đang gặp khó khăn, vẫn có những mặt hàng có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016 như hạt điều, hạt tiêu, gỗ, sắn và rau quả.
Định hướng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2016, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhu cầu của thị trường nội địa Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh và dự báo sẽ vẫn tiếp tục có nhu cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam. Hơn nữa, đây là thị trường không quá khó tính và việc tận dụng những ưu đãi từ TPP cũng sẽ là lợi thế cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới.
Trong nhiều năm qua, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ thường là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam như: hạt điều, hạt tiêu, cà phê và sản phẩm mây tre, cói thảm. Đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn cao su, chè và rau quả Việt Nam.
Châu Âu (EU) cũng là thị trường nhập khẩu có sức mua lớn và đa dạng. Hiệp định thương mại tự do với EU đã kết thúc đàm phán và mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam, khi 90% hàng hóa vào thị trường này được hưởng mức thuế suất 0%.
Những mặt hàng chiếm thị phần lớn nhất trong các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU là cà phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Đặc biệt, EU là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm như hạt điều, hạt tiêu, cao su và sản phẩm mây, tre, cói thảm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 2016 là năm ASEAN sẽ tiến tới một khu vực thị trường chung với việc tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong khu vực với mức thuế bằng 0. Việc thuế nhập khẩu được cắt giảm hoàn toàn khiến cho hàng hóa của các nước trong khu vực dễ xâm nhập thị trường của nhau. Một số mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này là thủy sản, rau quả, chè, gạo, gỗ, cao su.
Nga cũng là thị trường nhập khẩu với tiềm năng lớn, đặc biệt là Nga có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với các mặt hàng nông sản là thế mạnh của Việt Nam. Việc Nga cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản như rau, củ, quả, thủy sản từ EU, Hoa Kỳ và một số nước láng giềng Đông Âu sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam tăng xuất khẩu các mặt hàng này. Đây là tiền đề để tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại với Liên minh hải quan Belarus-Kazakhstan-Nga trước khi các nước khác cũng đạt được các điều kiện thâm nhập thị trường tương tự. Các mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường này là cà phê, chè và rau quả.
Đối với thị trường châu Phi, nông sản Việt Nam đã bước đầu có chỗ đứng tại thị trường và tạo được uy tín đối với người tiêu dùng châu Phi. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu chính sang khu vực thị trường này là gạo, gỗ và cà phê...
Phối hợp đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Để tận dụng những tiềm năng và cơ hội từ các thị trường đó cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, chúng ta cần đẩy mạnh công tác thị trường nước ngoài, xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam.
Đặc biệt, để chủ động thích ứng với những biến động của kinh tế quốc tế, đảm bảo hội nhập đem lại hiệu quả thiết thực, có chiều sâu và sẵn sàng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong thương mại nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT xác định một số nhiệm vụ liên ngành mang tính định hướng và mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công thương, trực tiếp là từ các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công thương và hệ thống thương vụ tại nước ngoài phối hợp cung cấp kịp thời thông tin, dự báo thị trường, cảnh báo các quy định về rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu, phối hợp giải quyết các vướng mắc, tranh chấp thương mại.
Cung cấp các thông tin, chương trình hỗ trợ của nước sở tại cho các doanh nghiệp ngành nông nghiệp thông qua các đơn vị đầu mối của Bộ NN&PTNT; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản tại thị trường nước ngoài… Đồng thời tìm kiếm và đa dạng các hình thức xuất khẩu mới./.
Khánh Linh