【bóng hôm qua】Tỉ lệ chưa tới 1 phần ngàn vẫn gọi tên 'nước yến' có vi phạm Luật Quảng cáo?

Từ xa xưa yến sào luôn được xếp vào hàng những loại sơn hào hải vị,ỉlệchưatớiphầnngànvẫngọitênnướcyếncóviphạmLuậtQuảngcábóng hôm qua thực phẩm cao cấp phục vụ tầng lớp quyền quý. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, khi ngành nuôi yến phát triển mạnh mẽ, yến đã không còn là loại sản phẩm quá cao cấp như trước. Thực tế, trên thị trường hiện nay đang có hàng trăm sản phẩm có thành phần nguyên liệu là tổ yến, trong đó chủ yếu là nước giải khát, thức uống dinh dưỡng.

Đáng chú ý, vài năm trở lại đây, nhiều nhà sản xuất nước giải khát đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm mang tên gọi “nước yến”, được quảng cáo là chứa thành phần yến trong sản phẩm. Thế nhưng, các sản phẩm này có thực sự tốt như những gì người tiêu dùng kỳ vọng?

Ghi nhận của PV Chất lượng Việt Nam Online cho thấy, rất nhiều sản phẩm nước giải khát mang danh “nước yến” đã được tung ra thị trường. Ví dụ, sản phẩm “Nước yến ngân nhĩ” của Công ty Cổ phần Thực phẩm và nước giải khát Dona Newtower, sản xuất tại Khu công nghiệp Amata, Biên Hoà, Đồng Nai. Theo thành phần ghi trên vỏ lon được nhà sản xuất công bố, sản phẩm này bao gồm: Nước đường, ngân nhĩ chiếm 0,25%; chất làm đầy Aga (406); chất chống oxy hoá Sodium D isoascorbate (E316); chất ổn định Natri Hydro carbonat (500ii); yến sào (0.004%).

Một loại nước yến khác cũng có mặt trên thị trường từ rất sớm và chiếm thị phần khá lớn là “Nước yến ngân nhĩ” (tên tiếng Anh của nhãn hàng là Bird’Nest) của Công ty Cổ phần thực phẩm quốc tế, sản xuất tại khu công nghiệp Tam Phước, xã Tam Phước, Biên Hoà, Đồng Nai. Thành phần của loại nước yến ngân nhĩ này bao gồm: Nước, ngân nhĩ (20,9g/l), đường, chất làm đầy (406), chất tạo ngọt tổng hợp (950, 955), hương vanila tổng hợp, chất điều chỉnh độ Axit (500 (ii)), yến sào (1,2mg/l).

Một thương hiệu khác là Yến Việt hương yến tự nhiên (nhãn tiếng Anh là Bird’Nest drink natural bird’nest flavor) của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Quang Minh, sản xuất tại Khu công nghiệp Cát Lái, quận 2, TP.HCM. Thành phần bao gồm: Nước, đường phèn, yến khô (0,1%), Agar (406), gellangum (418), Sodium Alginate (401), CMC (466), Xanthangum (415), Carrageenan (407), hương yến tự nhiên, Potassium sorbate (202), calcium lacte 5 hydrate (327) Vitamin D3.

Thành phần rất ít nhưng vẫn được gọi là "nước yến" liệu có vi phạm Luật Quảng cáo?

Có thể nhận thấy, trong các sản phẩm này, yến chỉ chiếm tỉ lệ tương đối thấp, thậm chí là không đáng kể. Còn lại đều là các nguyên liệu, hương liệu… được dùng cho các sản phẩm nước giải khát thông thường. Thậm chí, một số loại nước yến được quảng cáo là nước yến cao cấp, ngoài việc thành phần chỉ nhiều hơn một chút yến, còn lại cũng không khác gì so với những sản phẩm cùng loại.

Có thể kể đến như Nước yến Cao cấp của Công ty Cổ phần thực phẩm quốc tế, thành phần bao gồm: Nước, đường, chất làm dầy (Natri Alginat (401), thạch Aga (406), Natri cacboxymethyl cellulose (466), gôm Xanthan (415)), chất ổn định calci lactat (327), hương liệu (hương vanilla giống tự nhiên, hương pandan tổng hợp), chất điều chỉnh độ axit: natri hydro carbronat (500(ii)), chất tạo ngọt tự nhiên: steviol glycosid (960), chất tạo tổng hợp: sucralose (955), phẩm màu: dioxyd titan (171), yến sào (2mg/l).

Hay sản phẩm Nước yến ngân nhĩ (tên tiếng Anh là Bird’s Nest) của Công ty TNHH Tribeco Bình Dương, thành phần yến sào cũng chỉ là 7mg/l, còn lại là nước, đường, ngân nhĩ, chất ổn định (418,327), hương liệu tổng hợp dùng cho thực phẩm.

Cho dù với tên gọi như thế nào, tỷ lệ yến chỉ chiếm từ 1- 7mg/l, hoặc là 0,004% trong thành phần hỗn hợp thì lượng yến là không đáng kể. Câu hỏi dặt ra, việc quảng cáo như vậy, liệu có vi phạm? Bởi, theo Khoản 9, Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012 về các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo thì: “Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”.

Như vậy, việc quảng cáo là “nước yến” nhưng thành phần yến lại gần như không có liệu có làm người tiêu dùng nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm?

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm, khi uống nước yến, nhiều người thấy chất lợn cợn, dai dai trong nước thì cứ nghĩ đó là yến. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là nấm tuyết, một loại nấm được bán rất nhiều trên thị trường với giá tương đối rẻ, được nhiều người sử dụng để chế biến thành các món xào, gỏi hoặc nấu canh.... “Những nguyên liệu này đều được cơ quan chức năng cho phép sử dụng trong thực phẩm. Bản thân các loại nước yến khi được lưu hành ra thị trường cũng đều phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Thế nhưng, việc đặt tên gọi là nước yến dễ khiến người tiêu dùng nhầm tưởng là uống vào sẽ có tác dụng dinh dưỡng cao, dẫn đến việc sử dụng liên tục. Trong trường hợp lạm dụng quá mức, sẽ dễ sinh ra các bệnh về tim mạch hay tiểu đường… vì trên thực tế, trong những sản phẩm này chủ yếu vẫn là hương liệu, đường, chất tạo ngọt…”, vị này nói.

Bác sĩ Bùi Quang Phục, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, yến sào là sản phẩm hình thành từ nước dãi của chim yến, được tiết ra trong quá trình làm tổ của loài chim này. Trong thành phần nước dãi của yến có 50% protein, 30,55% gluxit, 6,19% khoáng (phốt pho, sắt, kali, canxi)… Tác dụng của yến là bồi bổ sức khoẻ, phế âm, tiêu đàm hết ho, trị ho lao, sốt từng cơn, hen suyễn, thổ huyết... Sử dụng làm món ăn bổ dưỡng với liều lượng từ 6 - 12g trở lên mới có tác dụng. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm mà thành phần yến chỉ vài phần ngàn thì gần như không có tác dụng gì.

Thiện An