您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【bxh kazakhstan】Hải quan Đồng Nai gỡ vướng cho doanh nghiệp Đài Loan về phân tích phân loại, thủ tục nhập khẩu thép…

Empire7772025-01-10 16:13:04【Ngoại Hạng Anh】8人已围观

简介Hải quan Đồng Nai: Giải pháp tạo thuận lợi thương mại phát huy hiệu quảHải quan Đồng Nai hỗ trợ doan bxh kazakhstan

Hải quan Đồng Nai: Giải pháp tạo thuận lợi thương mại phát huy hiệu quả
Hải quan Đồng Nai hỗ trợ doanh nghiệp chống đỡ khó khăn do dịch bệnh
0016 img 2804
Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Phùng Thị Bích Hường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.H

Kêu gọi ý kiến đóng góp của doanh nghiệp

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Phùng Thị Bích Hường nhấn mạnh, dich Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu, nguồn cung ứng nguyên liệu nhập khẩu bị gián đoạn, vốn lưu động bị thiếu hụt do hàng hóa không tiêu thụ được, một số doanh nghiệp phải ngừng, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản...

Những khó khăn này cũng đã được thể hiện qua sự sụt giảm của hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,8 tỷ USD, giảm gần 7% so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch nhập khẩu cũng giảm gần 12%, chỉ đạt 9,2 tỷ USD.

Trước tình hình đó, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ động nắm bắt tình hình và triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu vượt qua ảnh hưởng của Covid-19 gây ra theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, Tổng cục Hải quan. Trong đó, hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp Đài Loan cũng là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp theo định hướng đã đề ra.

Bà Hường bày tỏ mong muốn luôn nhận được sự hợp tác, chia sẻ, đồng hành của Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện qua việc tích cực đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp cho cơ quan Hải quan trong xây dựng, thực thi, giám sát thi hành pháp luật; các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, kiểm soát hiệu quả quá trình thực hiện thủ tục hải quan để đảm bảo chính xác, đúng pháp luật.

Giai đoạn hiện nay, trước những khó khăn do dịch covid-19, chúng tôi đề nghị doanh nghiệp tăng cường việc nắm bắt các quy định pháp luật, quản lý nhà nước về hải quan. Đồng thời thực hiện đúng các chính sách ưu đãi của nhà nước và giải pháp tạo thuận lợi của cơ quan hải quan, không để phát sinh sai phạm như: không thực hiện khai báo với cơ quan hải quan việc thanh lý, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế không đúng mục đích, gây ảnh hưởng chung đến môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu...

Gỡ vướng về kết quả phân tích phân loại, quy định nhập khẩu thép…

Tại hội nghị, Cục Hải quan Đồng Nai đã triển khai tới các doanh nghiệp những văn bản chính sách pháp luật mới. Đồng thời nêu ra các lưu ý cho doanh nghiệp về khai báo xuất xứ trên tờ khai Hải quan điện tử.

0224 img 6061 2
Ông Lê Văn Thọ giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp. Ảnh: N.H

Theo đó, doanh nghiệp phải khai chính xác mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo, sản xuất theo đúng bảng UN/LOCODE đã được Tổng cục Hải quan thông báo. Đối với thông tin hàng hóa, doanh nghiệp phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đảm bảo phù hợp với chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải quan như chứng từ chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải và các chứng từ khác để xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu.

Về thể thức C/O, hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt phải được khai đầy đủ, hợp lệ các tiêu chí trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu, phải có đầy đủ các tiêu chí quy định tại khoản 1 điều 15 Thông tư số 38.

Cũng tại hội nghị, Cục Hải quan Đồng Nai đã tiếp nhận và giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty K-Source đặt vấn đề về quy định doanh nghiệp phải đăng ký với Sở Công Thương khi nhập khẩu thép gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Trả lời Công ty K-Source, ông Trần Hoàng Trọng Kỳ, trưởng Phòng Giám sát quản lý Hải quan cho biết, mặt hàng thép nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của Thông tư 18/2017/TT-BCT. Thông tư 18 đã bãi bỏ một số quy định của Thông tư 58/2015/TT-BCT. Qua rà soát, Công ty K-Source làm thủ tục tại Chi cục Thống Nhất. Trong quá trình giải quyết thủ tục, Chi cục Thống Nhất không đưa ra yêu cầu doanh nghiệp phải nộp phiếu đăng ký với Sở Công Thương. Tuy nhiên, Cục Hải quan Đồng Nai cũng sẽ ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và trao đổi lại với Sở Công Thương Đồng Nai, sau đó sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết.

Công ty thiết bị điện Shihlin cũng cho hay, nguyên liệu nhập khẩu của công ty không thuộc diện bị áp thuế chống bán phá giá, nhưng vẫn bị áp mã số thuế chống bán phá giá, hạng mục “thuộc loại khác”. Hiện 100% lô hàng nhập khẩu của công ty đều bị phân luồng đỏ, gây mất thời gian cho doanh nghiệp. Do đó, Công ty Shihlin đặt vấn đề về việc có thể chuyển mặt hàng của công ty theo mã HS trên C/O mà bên nhà cung ứng cung cấp hoặc giám định lại mã hàng có được không.

Trả lời Công ty Shihlin, ông Lê Văn Thọ, trưởng Phòng Thuế xuất nhập khẩu cho biết, có 2 hướng xử lý đối với trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với mã số thuế mà cơ quan kiểm định đưa ra. Cụ thể căn cứ điều 23 quyết định 299 của Tổng cục Hải quan, nếu người khai hải quan không đồng ý với kết qua phân tích tại thông báo phân tích phân loại của Tổng cục Hải quan về mã số thuế thì đơn vị kiểm định sẽ trao đổi với người khai hải quan về kết quả. Nếu người khai hải quan vẫn không đồng ý thì cơ quan kiểm định sẽ tách một phần mẫu trong thời hạn lưu để người khai hải quan trưng cầu giám định.

Ngoài ra, căn cứ điều 30 nghị định 28/3015/NĐ-CP, trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc lựa chọn tổ chức giám định khác để thực hiện giám định theo quy định pháp luật. Khi người khai hải quan lựa chọn tổ chức giám định thì cơ quan Hải quan sẽ căn cứ kết luận của tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.

Căn cứ các quy định trên, thẩm quyền giải quyết khiếu nại liên quan tới kết quả phân tích phân loại thuộc về Chi cục Kiểm định Hải quan 4. Doanh nghiệp có thể liên hệ Chi cục Kiểm định Hải quan 4 để khiếu nại hoặc lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện giám định hàng hóa theo quy định.

Một doanh nghiệp khác cũng hỏi về các ưu đãi thuế trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19. Theo đó, ông Thọ cho hay, ngày 7/2/2020, Bộ Tài chính có Quyết định số 155/QĐ-BTC về việc ban hành danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước sát trùnh, các vật tư, thiết bị cần thiết phục vụ việc phòng, chống dịch Covid-19.

Cùng với đó, ngày 27/7/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/8/2018 về Biểu thuế bảo vệ môi trường, theo đó mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 2.100 đồng/lít được áp dụng từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020; từ ngày 1/1/2021, mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít.

很赞哦!(253)