Đầu tư phòng học cho học sinh học ngoại ngữ Đa dạng hình thứcTh real madrid nữ" />

【real madrid nữ】Học và dạy tiếng Anh, cần có môi trường giao lưu

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Đầu tư phòng học cho học sinh học ngoại ngữ 

Đa dạng hình thức

Theo ông Nguyễn Quang Bình, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy, để đảm bảo dạy học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND thị xã bố trí ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị đảm bảo dạy học. Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học và trung học cơ sở được trang bị phòng Lab phục vụ cho dạy và học tiếng Anh. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa tiếng Anh. Thị xã Hương Thủy tuyển dụng giáo viên tiếng Anh đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định. Hằng năm, Phòng GD&ĐT đã cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, năng lực sư phạm do Sở GD&ĐT phối hợp với Trường đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức.

 Khảo sát tại một số trường học ở Hương Thủy cho thấy, hầu hết các tiết dạy đều có ứng dụng công nghệ thông tin, có kết nối internet đảm bảo cho việc dạy học. Một số trường còn thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, lý thú, như: Rung Chuông Vàng, Câu lạc bộ nói Tiếng Anh, trải nghiệm giao lưu tiếng Anh với khách quốc tế tại các điểm di tích lịch sử…

Dạy ngoại ngữ ở bậc học mầm non mang tính tự nguyện, được các trường và phụ huynh thỏa thuận kinh phí phù hợp. Ngay từ năm học 2017 - 2018, Trường mầm non Thủy Dương tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh. Trường mầm non Thủy Thanh 2 cũng đã triển khai thực hiện Đề án 107 của HĐND tỉnh về tổ chức dạy học tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các trường có thiết bị nghe nhìn, tivi, bảng đa năng và các thiết bị đảm bảo cho việc làm quen với tiếng Anh của trẻ.

Vẫn nhiều bất cập

Báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy cho thấy, đa số học sinh đều hứng thú học tập môn tiếng Anh, kết quả các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ mặt bằng chung khá cao; nhiều học sinh đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi do cấp trên tổ chức. Khả năng tiếp cận ngôn ngữ và ứng dụng kiến thức của nhiều em học sinh rất tốt. Kỹ năng nghe - nói của học sinh được cải thiện đáng kể. Chất lượng tiếng Anh đại trà ngày càng được nâng cao.           

Tuy nhiên, tiếng Anh là môn học đặc thù, là ngôn ngữ học để giao tiếp. Thực tế ở Hương Thủy cho thấy, học sinh vẫn chưa có môi trường thuận lợi, chưa có điều kiện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp nên học sinh chưa tự tin nói tiếng Anh. Học sinh không sắp xếp thời gian học hợp lý, không có điều kiện để nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nên việc tiếp thu một số bài học còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh chưa đồng đều. Học sinh thiếu môi trường để thực hành kỹ năng nghe, nói.

Hiện ở bậc mầm non không có biên chế giáo viên tiếng Anh, các trường phải vận động thực hiện xã hội hóa nên số lượng các trường mầm non trên địa bàn thị xã cho trẻ làm quen với tiếng Anh chưa nhiều. Việc hợp đồng giáo viên vẫn còn vướng mắc. Vì thiếu giáo viên dạy tiếng Anh bậc mầm non nên các trường phải hợp đồng giáo viên tiếng Anh ở các bậc năng lực khác. Tuy nhiên, hầu hết đều thiếu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mầm non theo quy định.

Để thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2018-2025, Phòng GD&ĐT thị xã có đề xuất về thực hiện định kỳ 5 năm/lần, tiến hành khảo sát đánh giá lại năng lực ngôn ngữ của giáo viên ngoại ngữ để có chương trình bồi dưỡng cho giáo viên đảm bảo theo chuẩn châu Âu. Đồng thời, tổ chức những đợt giao lưu, tập huấn cho giáo viên tiếng Anh trên địa bàn toàn tỉnh để tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.