【nhận định u23 hàn quốc】Những ngôi trường “vượt lũ”
Trường lớp ở các vùng hay bị ngập lụt đã khang trang
Bao năm,ữngngôitrườngvượtlũnhận định u23 hàn quốc học trò ở các vùng trũng chịu nhiều thiệt thòi trong hành trình đến lớp. Mùa mưa lũ, việc nghỉ học trở thành “chuyện cơm bữa” với học sinh nơi đây. Nhiều ngôi trường cũ oằn mình gánh chịu thiên tai, có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Cứ như thế, đường đến với con chữ của các em ngày một khó khăn, cách trở.
Còn nhớ trận lụt lịch sử năm 1999, toàn tỉnh có 414/502 ngôi trường bị ngập sâu trong nước; 1.300 phòng học bị sập và 750.000 bộ bàn ghế hư hỏng. Hơn hai mươi năm sau cơn "đại hồng thủy", các địa phương không chỉ thỏa nguyện giấc mơ có trường mà còn được đầu cơ sở vật chất thỏa đáng. Hằng năm, ngành giáo dục được đầu tư trên 100 tỷ đồng, trang thiết bị dạy học hiện đại đã đáp ứng nhu cầu dạy tốt, học tốt ở các trường.
Tôi vẫn không thể quên hình ảnh cô bé ở Trường tiểu học Thủy Bằng (TX. Hương Thủy) trong trận lũ lịch sử năm 1999 khóc nức nở trên sóng truyền hình khi sách vở đều đều nằm sâu dưới bùn đất. Sau đó là những chuỗi ngày các em chờ nắng để đem sách ra phơi. Lúc đó, sách giáo khoa thiếu trầm trọng khi toàn tỉnh có đến 980.000 bản sách, 1.200.000 cuốn vở bị cuốn trôi… Hai tháng sau chuyện học của em mới lại bắt đầu. Nhắc lại chuyện cũ, thầy giáo Hồ Bích San, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Thủy Bằng hào hứng kể: Trường tiểu học Thủy Bằng giờ đã khang trang hơn khi có 3 cơ sở đều được xây dựng 2 tầng và có đủ các phòng chức năng phục vụ nhu cầu học tập cho gần 400 học sinh. Trường được xây dựng ở vị trí cao ráo, kiên cố nên mỗi mùa lụt bão về thầy và trò không còn cảnh nơm nớp lo thiên tai đe dọa.
Giáo viên dọn vệ sinh trường học sau lũ
Những trận lụt liên tiếp trong tháng mười năm nay với mực nước xấp xỉ cán mốc lũ lịch sử năm 1999, song nhiều trường ở vùng thấp trũng vẫn chủ động đối phó. Có đến trên 50% trường học ở các vùng thấp trũng như Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang, Quảng Điền… nước ngập sâu vào phòng học hơn 1m. May thay, hạn chế thấp nhất các trường bị thiệt hại về máy móc, sách vở của học trò bị ngâm nước khi giáo viên kịp thời đưa lên tầng cao. Sách vở học sinh bị ngâm nước chủ yếu là ở các hộ gia đình và thiết bị ở các trường mầm non. Ông Nguyễn Bá Nhân - Hiệu trưởng Trường THCS Phong Bình (Phong Điền) cho hay, do mưa lớn nhiều tuần đã khiến toàn bộ khuôn viên và tầng 1 của trường bị ngập sâu trong nước. Sợ bàn ghế hư hỏng do ngâm nước lâu ngày, giáo viên đã đưa lên dãy nhà cao tầng nằm trong khuôn viên trường nên không bị thiệt hại về tài sản.
Nói đến những ngôi trường được tầng hóa rải đều ở các huyện, thị xã, không thể không nhắc đến hành trình xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đây cũng là một trong những tiêu chí để các trường phấn đấu. Qua 5 năm triển khai, đến nay toàn tỉnh có 365/576 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 63,37%), tăng 105 trường so với đầu năm 2016. Ở Quảng Điền đã huy động gần 30 tỷ đồng xây mới 43 phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Cũng từ ngân sách của huyện và các nguồn xã hội hóa, huyện Phong Điền đầu tư xây dựng mới 28 phòng học cho các trường với số tiền hơn 16 tỷ đồng… Huyện Phú Vang huy động trên 263 tỷ đồng tầng hóa nên đã có 55/77 trường đạt chuẩn quốc gia.
Ông Phan Như Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TX. Hương Trà cho biết: Toàn TX có 58 trường, trong đó, có hơn phân nửa là các trường ở vùng thấp trũng. Trường lớp ở Hương Trà đã đổi thay rất nhiều khi đến 90% đều được tầng hóa. Hơn nữa, tinh thần phòng, chống bão lụt của các trường trên địa bàn khá tốt, hạn chế tối đa thiệt hại từ thiên tai và không để học sinh có hoàn cảnh khó khăn nào phải nghỉ học.
Nỗ lực là vậy nhưng vẫn chưa thể yên tâm khi Thừa Thiên Huế vẫn còn một số trường học xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp. Hiện còn trên 280 phòng học ở các cấp học xuống cấp; 382 phòng học bộ môn phải tận dụng từ các phòng học nên chưa phát huy công năng sử dụng. Vì vậy, các cơ sở giáo dục tiếp tục lập đề án, bố trí nguồn lực để xóa bỏ phòng học xuống cấp và đầu tư phòng học bộ môn đạt chuẩn. Các địa phương chú trọng việc quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục, xây dựng trường khang trang trên nguyên tắc gom các điểm trường nhỏ lẻ lại, tránh tình trạng thiếu trường. Tất nhiên, cần huy động các nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn, phát huy sức mạnh tổng hợp để tiếp tục tầng hóa những ngôi trường ở vùng thấp trũng, đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trong những ngày mưa bão.
Bài, ảnh:HUẾ THU