【leo nha cai】Cô gái “giàu có”
Từ ngày phát hiện trong con hẻm khu vực chợ Bến Ngự có tiệm gội đầu mà cô chủ tiệm luôn gội cho khách rất tỉ mỉ,ôgáigiàucóleo nha cai trách nhiệm, nên tôi trở thành khách hàng thường xuyên. Nói là tiệm nhưng không gian rất nhỏ hẹp, cô gái thuê của người ta. Lúc có khách ngồi đợi, cô chủ thường xuýt xoa “chị chịu khó chật chội giúp em chút nhé”. Nụ cười vui vẻ, xởi lởi của cô gái “níu chân” khách.
Hôm đó trước cửa tiệm có rổ vả kê trên chiếc ghế nhựa nhỏ. Trong rổ chừng nửa là vả tươi. Nửa còn lại đã luộc chín gọt vỏ sạch sẽ. Cứ tưởng của mệ hàng rau bên cạnh, nhưng cô chủ quán tóc nhanh nhảu: “Vả hái trong vườn nhà ông bà nội của cháu (tức cha mẹ chồng cô) ở trên Tuần (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy). Bình thường, bà nội hái, mang ra chợ Tuần bán. Nhưng bây giờ bà nội ốm phải nằm viện. Ông nội cũng vào viện theo chăm bà. Em nhờ chồng mỗi buổi chiều lên vườn coi ngó, hái vả mang về đây em bán, để bà nội vui và yên tâm rằng, mảnh vườn không bị bỏ quên”.
Cô gái kể, hồi còn trẻ cha mẹ chồng vừa đi làm thuê làm mướn, vừa đổ mồ hôi trên mảnh vườn mới đủ nuôi các con khôn lớn trưởng thành. Bao nhiêu sức lực, tâm huyết cũng là bấy nhiêu kỷ niệm buồn vui gắn bó với mảnh vườn. Nay chồng cô và các anh chị em bên chồng đã có gia đình riêng, mỗi người đều có sự hiếu kính nên cha mẹ không còn phải lo về kinh tế. Nhưng ông bà vẫn chăm sóc mảnh vườn như một cách nuôi dưỡng vun bón tình cảm đối với ký ức, mà mấy cây vả, cây mít qua bao tháng năm, đã như thành viên thân thuộc.
“Đang là mùa vả, nên vả tươi chục trái có 5 nghìn thôi. Buổi sáng em chịu khó dậy sớm hơn, luộc, gọt sạch vỏ để phục vụ những người bận rộn. Mình có vất vả thật, nhưng bán được nhanh hơn và tiền cũng cao hơn. Thực ra thì cũng “nhỉnh” hơn bán vả tươi vài ba nghìn đồng 1 chục trái, nhưng nghĩ đến nụ cười sáng lên trên gương mặt bà nội, em sẵn sàng chịu khó”. Những điều cô gái vừa bộc bạch, thể hiện tình cảm tinh tế, sâu sắc đối với nhà chồng, cha mẹ chồng. Tôi tin những bộc bạch đó không hề “màu mè” mà là tình cảm chân thành thực sự. Bởi trong góc tiệm, chiếc nồi cơm điện đang tỏa khói, tỏa theo mùi hương đậm đà của các loại đậu đang được ninh nhừ, mà tôi tin rằng đó là món cháo cô gái nấu dành cho mẹ chồng.
Cô gái cười: “Chị tài thiệt đó. Em hầm gạo lứt với đậu xanh, đậu đỏ… Bà nội cháu ăn chay trường, nên em tìm hiểu và hầm nhiều loại đậu với một số loại hạt, mới mong đủ chất, bồi bổ sức khỏe, bà chóng lành bệnh được”. Có thể chỉ kiếm được dăm, bảy triệu đồng mỗi tháng từ công việc gội đầu cho khách, phụ chồng nuôi con, nhưng cô gái ấy là người vô cùng "giàu có" khi biết quan tâm, thấu hiểu, yêu thương, hiếu thảo bằng tất cả sự chân thành.
Duy Trí