【bondaso】Dị nhân miền Tây chỉ một tay cùng lúc chơi được 2 nhạc cụ siêu hay

Ông Hai Cụt tên thật là Thái Văn Hai (73 tuổi,ịnhânmiềnTâychỉmộttaycùnglúcchơiđượcnhạccụsiêbondaso ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Ngoài biệt danh Hai Cụt, ông Hai còn có biệt danh khác là "thầy đờn một tay" với ngón đờn ghita phím lõm nức tiếng một thời.

Ông Hai kể, năm 16 tuổi ông tham gia du kích, bị trúng bom mất cánh tay phải, từ đó chữ "cụt" bị gắn sau cái tên trở thành biệt danh bất đắc dĩ. Không còn đánh trận được nữa, ông Hai về quê làm vườn.

Ông Hai kể, hồi đó người trên cồn- nơi ông ở rất mê đờn ca tài tử, mỗi khi nhà ai trong ấp có tiệc lại mời những người biết hát vọng cổ, biết đờn ca tài tử đến góp vui.

"Giữa bãi bồi tĩnh lặng, tiếng vọng cổ buồn như chính bản thân tôi, nghe riết thành mê. Tôi cũng muốn tự đờn một bài để giải tỏa được nỗi lòng. Những ngày tháng cô quạnh đã đưa tôi đến với cây đờn", ông Hai tâm sự.

Dị nhân miền Tây chỉ một tay cùng lúc chơi được 2 nhạc cụ siêu hay - 1

Dù chỉ còn một cánh tay nhưng ông Hai vẫn quyết tâm học đờn, trở thành một thầy đờn được nhiều người ngưỡng mộ (Ảnh: Nguyễn Cường).

Nhạc công yêu chiếc đờn như chính bản thân mình, vì thế không phải ai cũng sẵn lòng cho ông Hai mượn đờn để học. Ông Hai lại chỉ có một tay, cầm đờn còn không chắc, có khi mượn phải người khó tính sợ hỏng đờn người ta còn mắng không chừng.

"Người ta 2 tay, một tay bấm phím, một tay gảy, tôi chỉ có một tay, ôm cái đàn còn không chắc. Một bàn tay, ngón cái giữ đờn, ngón trỏ với ngón giữa bấm phím, 2 ngón còn lại thì gẩy. Khó khăn lắm, nhưng càng học càng mê, càng mê lại càng muốn học", ông Hai chia sẻ.

Dị nhân miền Tây chỉ một tay cùng lúc chơi được 2 nhạc cụ siêu hay - 2

Năm ngón, ngón cái dùng để giữ đờn, ngón trỏ và ngón giữa để bấm phím, 2 ngón còn lại gảy đờn, dù khó nhọc nhưng tạo ra âm thanh độc đáo (Ảnh: Nguyễn Cường).

Lâu dần, sự mê đờn của ông Hai cũng khiến nhiều người cảm động, có vài người cũng muốn dạy ông Hai đánh đờn nhưng không dạy nổi. Các nhạc công đều đánh đờn bằng 2 tay, không ai biết làm sao để gảy bằng một tay nên chẳng thể nào dạy cho ông Hai được. Ngoài nhạc lý, tất cả những kỹ thuật còn lại ông Hai đều phải tự học, tự rút kinh nghiệm.

Năm qua tháng lại, ông Hai không vì khó mà từ bỏ. Dần dần, điệu gảy "một tay" tạo nên thứ âm sắc độc đáo không giống bất kỳ ai. Tiếng đờn "khó nhọc" của ông Hai chứa đủ ai oán, tiếc thương, nỗ lực như cô đọng cảm xúc một đời người. Những tiếng đờn phát ra từ "thợ đờn một tay" đều khiến người nghe mê đắm.

Năm năm học nghề, đến năm 1971, tại một bữa tiệc trong vùng, tiếng đàn "độc" của ông Hai vô tình lọt vào tai ông bầu Đoàn cải lương Rạng Đông, rồi ông Hai được mời tham dự đội nhạc công của gánh hát. Kể từ đó, ông Hai đã cùng đoàn cải lương đi lưu diễn khắp các tỉnh miền Tây.

Năm 1973, sau một đêm diễn ở Sóc Trăng, ông Hai được người dân mến mộ mời ở lại mở lớp dạy đờn. Chuyện từ một người tàn tật không ai nghĩ có thể gảy đờn đến một người tàn tật có thể dạy đờn, mỗi lần nhớ đến ông Hai vẫn không khỏi tự hào.

Dị nhân miền Tây chỉ một tay cùng lúc chơi được 2 nhạc cụ siêu hay - 3

Vừa đánh đàn, chân ông Hai vừa gõ song la tạo nhịp (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Quanh năm đi đây đi đó tôi cũng ngán, tôi đồng ý với người dân ở lại dạy đờn. Lớp càng ngày càng đông, không ít thiếu nữ mê tiếng đờn mà tham gia lớp học. Nhiều cô tỏ tình, có những người xinh lắm, nhà điều kiện, mà nhìn lại mình tàn tật nên tôi không dám với cao.

Vợ tôi sau này cũng là một cô học trò hồi đó. Bà ấy không hẳn là xinh, nhưng thương tôi, hiểu chuyện lắm", ông Hai tâm sự.

Dạy đờn được mấy năm thì cưới vợ, ông Hai đưa cả gia đình về quê sinh sống. Tiếng đờn "một tay" không chỉ giúp ông Hai kiếm tiền nuôi được vợ con mà còn giúp ông dành về nhiều danh hiệu.

Ông Hai kể rằng mấy chục năm qua ông tham gia không ít cuộc thi đờn lớn nhỏ, hầu như cuộc thi nào ông cũng đạt giải. Năm 1998, trong cuộc thi văn nghệ do Quân khu 9 tổ chức, với màn độc tấu ghita phím lõm bản Nam xuân vọng cổ, ông Hai dành được huy chương vàng.

Dị nhân miền Tây chỉ một tay cùng lúc chơi được 2 nhạc cụ siêu hay - 4

Tiếng đờn thay đổi cuộc sống ông Hai (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Hồi trước nhiều công ty du lịch mời tôi đi gảy đờn cho các đoàn khách quốc tế, thu nhập cũng được, hai năm nay dịch bệnh nên ở nhà. Cây đờn thay đổi cuộc đời tôi, lâu dần, người yêu đờn cũng ít đi nhưng có lẽ tôi thì yêu đến chết", ông Hai chia sẻ.

Kể hết câu chuyện, ông Hai ôm cây đờn lên, căng lại dây, đặt song la xuống chân và bắt đầu một điệu nhạc. Chân gõ song la theo nhịp, ghi chặt chiếc đàn vào hông, những ngón tay ông Hai bắt đầu "múa" trên dãy phím.

Ông Nguyễn Văn Thương là hàng xóm của ông Hai, cũng là một thầy đờn cho biết trong ấp ai cũng quý ông Hai, ai cũng mê tiếng đờn dị của ông Hai.

"Ông Hai nhiệt tình, nhà nào có tiệc mời ông ấy cũng đến nên ai cũng quý. Một người tàn tật nhưng nghị lực nên mọi người rất ngưỡng mộ. Tôi là người đã theo nghề đờn 20 năm nhưng nghe tiếng đờn ông Hai vẫn có nét độc nên vẫn rất mê. Người hát mà bắt cặp với ông Hai là rất ưng, rất dễ ăn ý", ông Thương chia sẻ.

Chị Thái Thị Kim Vui (38 tuổi, con gái ông Hai) cho biết, trong cuộc sống ông Hai luôn là người cha chu toàn và mẫu mực.  Dù một tay, nhưng ông làm tất thảy mọi việc trong nhà, không làm phiền ai bao giờ. "Gia đình tôi, ai cũng đều tự hào khi có một người cha tài năng và nghị lực", chị Vui cho biết.

Theo Dân trí