您现在的位置是:Empire777 > La liga

【dabet band】Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Buổi đầu khẩn hoang, vùng Hỏa Lựu

Empire7772025-01-10 18:19:25【La liga】6人已围观

简介Cho đến đầu thế kỷ XVIII, dù đã có dân “phiêu lưu” để M dabet band

Cho đến đầu thế kỷ XVIII,ịThanhHnhthnhvphttriểnBuổiđầukhẩnhoangvngHỏaLựdabet band dù đã có dân “phiêu lưu” để Mạc Cửu lập nên 7 xã, thôn ở vùng vịnh Xiêm La, nhưng về cơ bản, vùng đất này vẫn còn hoang vu, tất cả tập trung ở trấn lỵ Hà Tiên. Về sau, tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, họ Mạc lập đạo Kiên Giang ở xứ Rạch Giá; tiếp đó lập đạo Trấn Di ở xứ Sóc Trăng, trấn Giang ở xứ Cần Thơ. Theo đó, có thể buổi đầu khẩn hoang vùng Vị Thanh, chịu sự tác động của quá trình mở mang trấn Hà Tiên, qua nhiều đợt.

Theo các nghiên cứu lịch sử, việc hình thành vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu chịu sự tác động của quá trình mở mang trấn Hà Tiên xưa.

Công cuộc mở đất vùng Vị Thanh, sau quyết định thành lập đạo Kiên Giang, huyện Kiên Giang (1757-1835)

Nhận thức rõ tầm quan trọng về kinh tế của vùng đất này với các sản vật: Tôm, cá, mật ong, lông chim và lúa gạo - Mạc Thiên Tứ khuyến khích dân chúng Hà Tiên đến đây lập nghiệp.

Sau khi Gia Long lên ngôi, rất chú trọng tới trấn Hà Tiên, cho “cải đạo” Kiên Giang thành huyện (1808), đặt các cấp hành chính trực thuộc đầu tiên với 2 tổng, 11 xã thôn. Lúc này, vùng Long Mỹ nằm trong địa bàn Vĩnh Thuận Thôn, thuộc tổng Thanh Giang. Phía đất Hỏa Lựu, Vị Thanh chưa lập làng. Trong khi đó, các làng Vĩnh Hòa, Đông An (Gò Quao xưa) đã có tên, chính thức ra đời. Thực tế trên cho thấy, số cư dân đến khai phá vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh còn ít, chưa đủ số lượng quy định để xin lập làng.

 Giai đoạn này, theo sách “Nghiên cứu Địa bạ triều Nguyễn”, chợ Sái Phu - Rạch Giá đã sung túc: “Rộng 80 trượng, bên trong có phố, chợ trù mật, ghe buôn đông đúc…”. Đồng thời, Cửu tấn Đại Môn (nay là cửa sông Cái Lớn) rộng 100 trượng, nhiều người đánh cá tập trung họp ở đấy. Một nguồn lợi kinh tế quan trọng khác gọi là sở điểu đình (tức sân chim) bên kia sông Cái Lớn thuộc thôn Đông An, Vĩnh Hòa (Gò Quao xưa). Có lẽ chính từ sự trù phú nêu trên của huyện Kiên Giang, nên dù triều Nguyễn tha các khoản thu thuế vùng Hà Tiên để chiêu tập lưu dân nhưng đối với 2 huyện Kiên Giang và Long Xuyên thì vẫn phải nạp thuế.

Đất Hỏa Lựu - Vị Thanh chưa lập làng, nhưng người về lập nghiệp đã sống rải rác, như số dân cư bên kia các làng Vĩnh Thuận Thôn (vùng Long Mỹ) và Vĩnh Hòa, Đông An (Gò Quao) khá đông; vì đất ở ven bờ sông Cái Lớn có thể dễ khai phá trồng trọt. Ngoài ra, còn có ong mật, rừng tràm, chim muông… là nguồn lợi tại chỗ để thu hút mọi người. Hơn nữa, tại các vùng trũng những cánh đồng lúa ma đã trở thành nguồn lương thực tạm, trong khi chờ phá hoang, trồng trọt.

Như vậy, qua tham khảo tư liệu có thể nhận định: Dân cư ở Gò Quao, Long Mỹ, Vị Thanh xưa chủ yếu là dân tộc Việt và gốc Cao Miên một ít - Người gốc Hoa cũng tìm về, đặt nền móng cho buổi đầu lập nghiệp, với các phương thức hoạt động kinh tế tại chỗ như: Vào rừng tràm săn mật ong, sáp ong; vào điểu đình bắt chim muông; sáng chế ra các dụng cụ bắt cá đồng, cá sông để ăn, dư thì làm khô, mắm; khai phá rừng tới đâu trồng lúa tới đó… Tất cả nguồn lợi, họ sẽ chở bằng ghe theo sông Cái Lớn, ra chợ Rạch Giá bán lại cho thương lái.

Đầu thời kỳ Gia Long thống nhất sơn hà, nhờ các chính sách khuyến khích, nhiều luồng di dân khắp nơi tìm về vùng đất Kiên Giang, sông Cái Lớn ngày càng đông. Trong sách “Tìm hiểu Đất Hậu Giang” của Nhà Nam bộ học Sơn Nam ghi nhận: “Việc khai thác đất hoang ở ven sông, ven rạch đều do người Việt Nam từ An Giang đến. Từ Sa Đéc, họ đi thẳng qua Rạch Giá nhờ kinh Núi Sập. Từ Ba Xuyên, họ đến vùng sông Cái Lớn theo ngọn Rạch Ngan Dừa”.

Về cung cách khẩn hoang: Người phương xa tìm đến thì nhất thiết phải thích ứng được với khí hậu, thổ nhưỡng thế nào để có lợi. Tất nhiên, phương thức phổ biến nhất khi đó vẫn là đốt rừng, chặt cây, dọn cỏ. Đợi khi mưa xuống thì trồng lúa, muốn trồng lúa, phải có giống thích hợp, có trâu cày. Do đó, thường thì một số người có vốn, có lúa trữ ăn, rồi rủ hoặc mướn thêm các lực điền khỏe mạnh, cùng nhau lên ghe đi đến vùng đất định khai hoang (đã thăm dò trước). Đến nơi họ cất chòi tạm trú, tổ chức canh tác. Nếu kết quả tốt sẽ làm đơn xin sở hữu đất ruộng; thấy làm ăn được, thì tiếp tục khai mở đất, đứng đơn xin lập làng.

Đó là những thành quả buổi đầu lịch sử khẩn hoang, mở đất từ khi lập đạo Kiên Giang. Đặc biệt là vùng hai bờ sông Cái Lớn, cho đến trước thời điểm lập “Địa bạ Nam Kỳ - trấn Hà Tiên) (1836)”.

Chúa Nguyễn Ánh đương lúc tương tranh với quân Tây Sơn, đã đề ra chính sách lập đồn điền, tức nhà nước tổ chức đưa nhân lực khẩn hoang tại một vùng đất, “Cấp cho trâu, bò, thóc, ngô, đậu giống...”. Năm 1793, đạo Kiên Giang đã lập đồn điền. Người Cao Miên canh tác được miễn sưu thuế. Do không có tư liệu ghi chép, nên chưa biết đồn điền ở Kiên Giang hay nằm ở đâu? Nhưng có lẽ trong vùng sông Cái Lớn, bởi có nhiều nông dân gốc Cao Miên.

Khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long còn ban hành chính sách “Sắc các dinh ở Gia Định cấp ruộng đất hoang cho dân nghèo… cho vay thóc giống, đợi thu hoạch xong y số sẽ trả lại cho nhà nước...”. Từ thực tế các chính sách khuyến khích nêu trên, triều Nguyễn lập thêm một số tổng mới ở huyện Kiên Giang, trong đó có tổng Giang Ninh, bao gồm các làng Hỏa Lựu và Vị Thủy, trước năm 1836.

VỊ THANH

很赞哦!(921)