【trận đá hôm nay】Thuận lợi hơn khi thanh toán qua ngân hàng
Một DN có hoạt động XNK qua địa bàn Hải quan Đà Nẵng phản ánh về việc DN đã nộp thuế vào NSNN qua ngân hàng thương mại nhưng cơ quan Hải quan lại chưa nhận được thông tin từ phía ngân hàng. DN cho biết,ậnlợihơnkhithanhtoánquangânhàtrận đá hôm nay mặc dù Hải quan Đà Nẵng đã hướng dẫn DN thực hiện bằng việc trình giấy nộp tiền gốc để cơ quan Hải quan cho phép làm thủ tục, tuy nhiên, với những DN ở xa khu vực làm thủ tục thông quan, nhân viên giao nhận chỉ nhận được bản sao in giấy nộp tiền của DN nên việc thông quan hàng hóa vẫn bị trì hoãn. Trong khi đó theo phổ biến từ tài liệu của Hải quan, mỗi 15 phút dữ liệu ngân hàng sẽ vào hệ thống hải quan 1 lần. DN đề nghị cơ quan Hải quan giải quyết dứt điểm việc này, tạo thuận lợi cho các DN ở xa.
Liên quan đến vấn đề DN phản ánh, Tổng cục Hải quan cho rằng, theo quy định tại Thông tư số 126/2014/TT-BTC: Trường hợp DN nộp tiền vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước: Thông tin nộp thuế của DN sẽ được truyền về cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan với tần suất tối đa 15 phút/ lần; sau khi nhận được thông tin nộp thuế nêu trên, cơ quan Hải quan thực hiện hạch toán trừ nợ và thông quan hàng hóa cho DN. Như vậy, nội dung “theo phổ biến từ tài liệu hải quan, mỗi 15 phút là dữ liệu ngân hàng sẽ vào hệ thống hải quan 1 lần” như DN phản ánh là chưa chính xác.
Trường hợp DN nộp tiền qua các ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan (hiện có 28 ngân hàng), ngay sau khi thu tiền của DN, ngân hàng phối hợp thu truyền thông tin nộp thuế của DN đến cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để thực hiện hạch toán trừ nợ và thông quan hàng hóa;
DN có thể tự kiểm tra số tiền đã nộp qua ngân hàng phối hợp thu đã được truyền thông tin nộp tiền sang cơ quan Hải quan hay chưa bằng cách truy cập mục Dịch vụ công ->Tra cứu nộp thuế của cơ quan Hải quan trên website của Tổng cục Hải quan để kiểm tra thông tin nộp thuế. Trường hợp thông tin nộp thuế của DN là phù hợp thì hệ thống thông báo đã hạch toán trừ nợ, trường hợp thông tin nộp thuế của DN đã truyền sang cơ quan Hải quan nhưng chưa phù hợp thì hệ thống thông báo tình trạng tờ khai của DN còn nợ thuế; đề nghị DN kiểm tra lại thông tin nộp thuế và điều chỉnh cho phù hợp.
Trường hợp DN nộp tiền qua các ngân hàng chưa phối hợp thu với Tổng cục Hải quan, sau khi ngân hàng chưa phối hợp thu chuyển tiền nộp vào NSNN qua các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu (Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank), ngân hàng thương mại ủy nhiệm thu truyền thông tin nộp thuế đến cổng thanh toán điện tử, cơ quan Hải quan thực hiện hạch toán trừ nợ và thông quan hàng hóa cho DN.
Trường hợp cơ quan Hải quan không nhận được thông tin nộp tiền của DN từ ngân hàng thương mại ủy nhiệm thu, cơ quan Hải quan căn cứ bảng kê giấy nộp tiền nhận từ Kho bạc Nhà nước để hạch toán trừ nợ và thông quan hàng hóa cho DN.
Trên cơ sở này, Tổng cục Hải quan đề nghị DN lựa chọn phương án thanh toán phù hợp. Tổng cục Hải quan khẳng định, việc chậm trễ trong cập nhật thông tin giữa ngân hàng thương mại nơi DN nộp thuế và cơ quan Hải quan chủ yếu xảy ra đối với trường hợp DN nước ngoài, nộp thuế qua ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của DN, trong thời gian tới sẽ cố gắng mở rộng công tác phối hợp thu đối với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời báo cáo Bộ Tài chính nâng cấp đường truyền, đảm bảo trao đổi thông tin kịp thời giữa các hệ thống Hải quan, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại.
Trường hợp khác, Công ty CP nhựa Tân Phú đang lúng túng trong việc cần làm những thủ tục gì để thực hiện nộp thuế hải quan điện tử thành công.
Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay ngành Hải quan đã ký thỏa thuận với 28 ngân hàng thương mại. Danh sách ngân hàng thông báo trên Cổng thông tin điện tử hải quan. Về thủ tục nộp thuế, DN lập giấy nộp tiền và đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng hoặc thực hiện chuyển tiền qua chương trình nộp thuế điện tử của ngân hàng (Internet Banking).
Công ty CL SCAVI thắc mắc thời điểm nào thì thủ tục thanh toán qua ngân hàng cho hàng hóa NK và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới không yêu cầu DN xuất trình tờ khai hải quan? DN cũng phản ánh, công văn số 16120/BTC-TCHQ (ngày 2-11-2015) chỉ hướng dẫn áp dụng cho loại hình sản xuất XK, do đó, DN đang lúng túng với loại hình gia công vì các khó khăn của hai loại hình này là như nhau.
Việc xuất trình tờ khai hải quan khi thực hiện thủ tục thanh toán qua ngân hàng cho hàng hóa XK và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, theo Tổng cục Hải quan, Khoản 9 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Tờ khai hải quan điện tử có giá trị sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sử dụng tờ khai hải quan điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu người khai hải quan cung cấp tờ khai hải quan giấy”.
Tổng cục Hải quan cho biết, công văn số 16120/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn áp dụng đối với loại hình sản xuất XK còn đối với loại hình gia công, DN chế xuất thực hiện theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Một DN khác trên địa bàn Hải quan Đà Nẵng quản lý nêu vấn đề chênh lệch giữa tỷ giá hệ thống khai báo và tỷ giá liên ngân hàng cùng thời điểm khiến DN lo lắng. DN lúng túng bởi không biết liệu có ảnh hưởng đến quyết toán của DN không, vì XNK căn cứ vào tỷ giá khác với hoạch toán kế toán?
Giải thích vấn đề DN nêu, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Điểm 3 Điều 21 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại CP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ Năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ Năm trong trường hợp ngày thứ Năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.
Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại CP Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Đối với các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng USD với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì DN thực hiện hạch toán kế toán đối với số tiền thuế XK, thuế NK cho hàng hóa XNK của mình theo tỷ giá tính thuế tại thời điểm khai báo trên Hệ thống VNACCS khi làm thủ tục hải quan.
Cũng theo Điểm 3 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định rõ cách xác định tỷ giá dùng để tính thuế, theo đó cơ quan Hải quan áp dụng tỷ giá theo quy định này để tính số thuế phải nộp và DN có nghĩa vụ nộp đủ số tiền thuế này (bằng VND). Do đó, không có sự chênh lệch giữa tỷ giá được cơ quan Hải quan áp dụng và tỷ giá quy đổi số tiền thuế DN phải nộp. Như vậy, việc có chênh lệch giữa tỷ giá hệ thống khai báo và tỷ giá liên ngân hàng không ảnh hưởng tới tỷ giá áp dụng để tính thuế và số thuế thực tế DN phải nộp.
Liên quan đến tỷ giá hạch toán kế toán, theo Tổng cục Hải quan do cơ quan Hải quan chỉ áp dụng tỷ giá theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP để tính thuế và DN phải nộp bằng VND theo trị giá quy đổi này, vì vậy việc hạch toán kế toán của DN cũng được thực hiện theo số tiền thuế phải nộp đã quy đổi sang VND theo tỷ giá nêu trên.