Empire777

(CMO) Theo bà con ở đây, khoảng năm 1994, chợ Thới Bình lần đầu tiên được chỉnh trang lớn. Xây nhà l kết quả quốc gia tây ban nha

【kết quả quốc gia tây ban nha】Dân phản đối vì xây công viên che mất mặt tiền

Báo Cà Mau(CMO) Theo bà con ở đây, khoảng năm 1994, chợ Thới Bình lần đầu tiên được chỉnh trang lớn. Xây nhà lồng mới, ngay ngã ba sông Trẹm là dãy ki-ốt 2 lớp, phía trên mặt tiền là con đường trung tâm chợ (nay là đường Hồ Thị Kỷ, Khóm 8, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình), phía dưới hướng ra sông, lấy bến sông làm mặt tiền.

Những ki-ốt phía dưới ngay ngã ba sông, mùa này gió Nam từng hồi thốc thẳng vào cửa chính. Hơn 20 năm nay, năm nào mấy hộ sống dưới mé sông này cũng bỏ công be bờ, xịa cây để giữ bờ sông khỏi lở. Hơn 20 năm, họ như những con ong cần mẫn bồi đắp, người khá thì bồi được nhiều, người ít tiền hơn thì bỏ công gìn giữ, sao cho ngôi nhà của mình không sụp lún vì triền sông sạt lở.

Từ khi bán cho các hộ dân này dãy ki-ốt cặp ngã ba sông Trẹm để họ buôn bán, các cơ quan quản lý Nhà nước ở huyện Thới Bình hầu như "quên" luôn diễn tiến tự phát tại khu vực này. Để chống sạt lở, che chắn gió Nam mỗi mùa mưa, bà con nơi đây mỗi người một cách, dần dần lấn sông, cơi nới mặt tiền. Việc làm của dân nơi đây chưa hề được một cơ quan quản lý Nhà nước nào điều chỉnh. Hơn 20 năm qua, chưa hề có một hộ dân nào bị lập biên bản về hành vi lấn chiếm mặt nước sông hoặc cơi nới nhà trái phép.

Nhưng gần đây, 14 hộ dân dãy ki-ốt dưới mé sông, đoạn từ Đội Quản lý thị trường đến tiệm vàng ông Sến, nhận được quyết định về việc tháo dỡ công trình, nhà ở lấn chiếm đất công, khiến người dân sống trong tình trạng bất an vì sắp tới việc buôn bán, kinh doanh, an cư của nhiều nhà sẽ bị đảo lộn. 

UBND huyện muốn đặt một công viên nhỏ tại đây. Chủ các ki-ốt cặp mé sông đang phản đối kịch liệt bởi công viên sẽ chắn mất mặt tiền, sau này họ không buôn bán được. 

Ông Nguyễn Trung Sơn, người dân sinh sống tại đây hơn 30 năm, cho biết: “Năm 1994, gia đình tôi cũng như những hộ dân nơi đây, được Nhà nước bán lại ki-ốt trên đất có diện tích dài 4 m, ngang 3,5 m. Đất này nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lúc đó phía trước mặt dãy nhà này là sông nước, năm tháng trôi qua bờ sông sạt lở ngày càng nhiều nhưng lúc ấy địa phương không quan tâm đến vấn đề này. Năm 1997, bão số 5 làm tốc mái, gây sạt lở, ảnh hưởng nặng nề. Lúc này bà con nơi đây tự bỏ tiền, công sức ra để làm bờ kè chống sạt lở, cất nhà kiên cố 2,5 m và bồi đắp thêm ra sông hơn 8 m. Nay UBND huyện Thới Bình đòi lấy hết diện tích mặt bằng mà chúng tôi đã bỏ công bồi đắp”.

Chị Võ Thuỳ Trang phản ánh: “Khi chúng tôi xây dựng nhà kiên cố trên đất tự mình bồi đắp, địa phương không xuống lập biên bản ngay từ lúc đầu. Đến năm 2016, Nhà nước làm bờ kè và lót gạch làm đường đi bộ, đến năm 2017 thì gởi thông báo yêu cầu tháo dỡ nhà cửa đúng theo khuôn khổ ki-ốt trước đây. Nếu như vậy phải bồi thường tổn thất, công bồi đắp để chúng tôi xây dựng lại nhà để ở”. 

Chị Trang bức xúc: "Nói là đất công thì không đúng vì đất dưới sông nước, chúng tôi kè lên thành bờ, thành nền thì không nằm trong sổ bộ của địa chính. Trong khi đó, ở các địa phương khác chính quyền cho lấn sông, lấn biển để dân ở, còn nơi chúng tôi đang sống yên ổn mấy chục năm rồi lại tháo dỡ, như vậy thiệt thòi cho chúng tôi". 

Ông Nguyễn Long than: “Gia đình tôi sinh sống và buôn bán, kinh doanh tại đây trên 24 năm. Tôi sang lại ki-ốt này do có mặt tiền là sông để buôn bán, nay huyện có chủ trương lấy lại làm công viên, đặt công viên chình ình chắn mất mặt tiền làm sao tôi buôn bán đây. Gia đình tôi chưa chấp hành quyết định thu hồi đất do chờ chính quyền giải toả trắng để đi nơi khác làm ăn. Đất mặt tiền bị thu hồi sẽ bế tắc lối đi ra vào vận chuyển hàng hoá, không thể kinh doanh".

“Chúng tôi rất đồng thuận với chủ trương của Đảng, Nhà nước nhưng mong cơ quan chức năng xem xét lại cho người dân chúng tôi đúng theo quy định của pháp luật, thấu tình đạt lý, hài hoà lợi ích của các bên. Chúng tôi muốn UBND huyện xem xét thấu đáo những yêu cầu của dân chúng tôi nơi đây qua các cuộc họp dân, đối thoại về vấn đề này”, ông Long mong mỏi. 

Ông Lê Tiến Phong, Chủ tịch UBND thị trấn Thới Bình, cho biết: “Khi họp dân họ có mong muốn được mua thêm phần đất đó, UBND thị trấn cũng đã ghi nhận ý kiến, nhưng sau này UBND huyện đã gửi văn bản không thống nhất, trước đây Nhà nước bán bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu”.

“Việc thực hiện tháo dỡ công trình, nhà ở này là do UBND huyện chỉ đạo, địa phương chỉ làm công tác phối hợp. Chúng tôi đã vận động xuyên suốt nhưng nhiều hộ chưa thông, một dãy 14 hộ, nhưng nay mới có 4 hộ thực hiện. Sắp tới địa phương sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính vì đã nhiều lần thông báo”.

Việc tháo dỡ công trình, nhà ở trên đất mà dân đã có công bồi đắp, gìn giữ qua hàng chục năm để làm công viên, nhưng không có phương án hỗ trợ, của huyện Thới Bình còn nhiều ý kiến trái chiều. Thiết nghĩ, UBND huyện Thới Bình cần tổ chức đối thoại lại, thống nhất với dân trên tinh thần trách nhiệm, chia sẻ lợi ích, hài hoà, đảm bảo cho người bị thu hồi đất có chỗ nơi kinh doanh, sinh sống tốt, bởi khi mua ki-ốt, mục đích chính của họ là để buôn bán chứ không phải để nghỉ dưỡng./.

Kim Liếu

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap