【stuttgart đấu với köln】TP.HCM sẽ có trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em

tphcm se co trung tam chuyen sau tim mach tre em

Một trường hợp tim bẩm sinh phức tạp ở trẻ sơ sinh non được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em sẽ được khởi công vào cuối năm 2018. Song song với quá trình xây dựng cơ sở vật chất,ẽcótrungtâmchuyênsâutimmạchtrẻstuttgart đấu với köln đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật viên, điều dưỡng, kỹ thuật viên sẽ tiếp tục được đào tạo chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tim mạch trẻ em để có thể đủ năng lực thực hiện tất cả các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại và tiên tiến, giải quyết hầu hết các bệnh lý tim phức tạp nhất ở trẻ em như phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh non tháng, cực nhẹ cân, và nhóm trẻ có nguy cơ cao (RACHS-1 nhóm 5-6), thăm dò và can thiệp điện sinh lý tim, liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc, đặc biệt sẽ tiến tới ghép tim cho trẻ em.

Sự ra đời của Trung tâm chuyên sâu tim mạch trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian tới là tin vui cho trẻ em không may mắc bệnh tim bẩm sinh không chỉ của TP.HCM mà cả trẻ em của các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tim bẩm sinh ở nhiều nước trên thế giới, bệnh tim bẩm sinh là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em, là nhóm bệnh lý có tỷ lệ tử vong rất cao cũng như để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Cứ 1.000 trẻ được sinh ra thì có khoảng 7-8 trẻ bị tim bẩm sinh.

Chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh nhập viện tăng cao theo từng năm cả về số lượng lẫn mức độ nặng của bệnh, từ khoảng 1.200 ca vào năm 2004 đến hơn 2.500 ca vào năm 2017, trong đó đa phần là bệnh nặng cần có chỉ định can thiệp ngoại khoa.

Được biết, Bệnh viện Nhi đồng 1 chính thức triển khai phẫu thuật tim kín vào năm 2004. Đến nay, sau hơn 15 năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã thực hiện rất hiệu quả nhiều kỹ thuật can thiệp phẫu thuật và thông tim phức tạp như: sữa chữa hoàn toàn chuyển vị đại động mạch, bất thường tĩnh mạch phổi về tim, teo van 2 lá, teo van đông mạch phổi, tứ chứng Fallot, thất phải 2 đường ra, kênh nhĩ thất toàn phần, hoặc phẫu thuật trên cả trẻ sơ sinh non tháng với cân nặng chỉ 850 gram…

Đặc biệt hơn, trong những năm gần đây, đã có nhiều bệnh viện ở các nước tiên tiến như Anh, Nhật, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ…gửi các bác sĩ đến bệnh viện Nhi đồng 1 để tham quan học tập kinh nghiệm về thông tim can thiệp.

Những thành quả trên đã góp phần giảmtỉ lệ tử vong của bệnh tim bẩm sinh. Nếu như chương trình phẫu thuật tim kín ra đời đã hạ thấp tỉ lệ tử vong bệnh tim bẩm sinh từ 7,7% xuống còn 2,95% thì đến năm 2018 với chương trình phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp, tỉ lệ tử vong chỉ còn dưới 1%