Sau sự ra đời của Liên minh Blockchain thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam,ệtNamsắpcóHiệphộiđầutiênvềchuỗikhốnhan dinh juventus cộng đồng người yêu mến công nghệ Blockchain trong nước sẽ được chứng kiến sự ra đời của Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
Theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (còn gọi là Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã được cho phép thành lập.
Đây là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, có điều lệ, có trụ sở, có con dấu và tài sản riêng. Hiệp hội này được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân và tổ chức có chung sở thích, ngành nghề và mục đích hoạt động.
Đây sẽ là tổ chức hoạt động thường xuyên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hiệp hội, hội viên và của cộng đồng Blockchain Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội Blockchain Việt Nam dự kiến diễn ra vào ngày 17/5 tới đây, đánh dấu sự thành lập và ra mắt chính thức của tổ chức này. Tại đây, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động.
Nhìn chung, vai trò của tổ chức này trong thời gian tới sẽ bao gồm việc thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức thương mại, doanh nghiệp sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng Blockchain nhằm nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, triển khai, kinh doanh công nghệ Blockchain theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức uy tín thế giới, Việt Nam luôn được xếp hạng khá cao về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa.
Báo cáo của Chainalysis cho thấy, Việt Nam đứng thứ 10 trong tổng số 154 quốc gia về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. Đây là một trong những chỉ số hiếm hoi mà Việt Nam có thứ hạng tương đồng các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay Nam Phi, thậm chí còn hơn nhiều quốc gia phát triển khác là Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Cuộc khảo sát của Finder được thực hiện với 42.000 người trên 27 quốc gia cũng cho thấy, Việt Nam là nước có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất.
Đây là những tiền đề cho thấy tiềm năng phát triển của công nghệ Blockchain tại Việt Nam. Trong các lĩnh vực công nghệ, Blockchain là lĩnh vực có sự thay đổi nhanh chóng nhất. Do đó, công nghệ này được nhiều người kỳ vọng sẽ trở thành cú huých nhằm thay đổi đổi bộ mặt của kinh tế số Việt Nam.
Trọng Đạt