Đó là nhận định của PGS.TS Phạm Tất Thắng,ĐộilốtrausạchvàosiêuthịLợiíchcụcbộđặttrênlợiíchcộngđồthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia iran Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) khi trao đổi với báo chí xung quanh thực trạng rau sạch vào siêu thị "nhỏ giọt" hiện nay.
PV: Quy trình để rau vào siêu thị hiện nay được tiến hành như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Tất Thắng:Về mặt nguyên tắc, rau vào siêu thị phải được cung cấp từ những nguồn có địa chỉ rõ ràng, tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và được siêu thị kiểm nghiệm.
Đưa được rau vào siêu thị là mong muốn của người sản xuất và bản thân siêu thị đã là một giấy chứng nhận rau đạt tiêu chuẩn. Nhưng tiếc rằng trong thời gian qua, một số siêu thị đã không giữ được vị trí, niềm tin này, chỉ dựa vào đầu mối cung cấp rau, trong khi các đầu mối lại "đánh lận con đen" bằng cách mua rau "trôi nổi", mua ở các chợ đầu mối khác về "phù phép" đóng gói biến từ rau không rõ nguồn gốc trở thành rau sạch. Đó là một điều đáng tiếc.
Chính điều này đã làm mất uy tín của một số hệ thống phân phối hiện đại ngày nay và làm giảm niềm tin của người tiêu dùng đối với hệ thống phân phối đó. Chắc chắn đây cũng là bài học lớn cho hệ thống phân phối hiện đại của Việt Nam.
PV: Có ý kiến cho rằng, hiện nay các siêu thị cũng không thể kiểm tra được từng nguồn gốc các loại rau đã nhập, nguyên nhân vì sao, thưa ông?
Ông Phạm Tất Thắng: Siêu thị muốn kiểm soát được rau sạch, trước tiên họ cần hướng dẫn các cơ sở sản xuất trồng, thu hoạch, đóng gói, đồng thời kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí còn kiểm tra đột xuất phun thuốc trừ sâu và những quy trình sản xuất ngoài ruộng.
Nếu họ giám sát được chặt chẽ quy trình này và khi phát hiện ra những sai phạm trong quá trình sản xuất, họ sẽ kiên quyết không nhận sản phẩm phân phối trong hệ thống của họ. Nếu các siêu thị làm được như vậy thì rất tốt. Tuy nhiên, gần đây nhiều siêu thị bỏ qua khâu này và đặc biệt vì lợi ích nhóm mà họ xa rời lợi ích cộng đồng. Đó là điều đáng tiếc!
Vì lợi ích cục bộ đã che mắt hệ thống quản lý siêu thị chứ không phải vì họ quản lý lỏng lèo... PGS.TS Phạm Tất Thắng |
PV: Theo ông, việc rau "bẩn" đội lốt rau sạch vào siêu thị thời gian qua liệu có phải do khâu quản lý của chúng ta có kẽ hở?
Ông Phạm Tất Thắng: Đúng vậy, có rất nhiều kẽ hở hoặc siêu thị biết nhưng lờ đi vì cái lợi trước mắt, hoặc hệ thống quản lý của siêu thị bị che mắt. Nhưng tôi nghĩ rằng, khả năng thứ nhất là nhiều hơn, đó là vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm che mắt chứ không phải vì họ lỏng lẻo trong quản lý.
PV: Nhưng thực tế hiện nay nhiều vụ rau bẩn vào siêu thị cho thấy khâu kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) ở Việt Nam còn quá yếu, ông có đồng tình với quan điểm này? Làm thế nào để chúng ta khắc phục hạn chế ở khâu này, thưa ông?
Ông Phạm Tất Thắng:Đúng là khâu kiểm tra an toàn thực phẩm ở Việt Nam quá yếu, quá rườm rà và thiếu tính chuyên nghiệp. Đáng lẽ cần có đầu mối tập trung vào vấn đề này thì thường các khâu này rất phân tán, cho nên khi sự việc xảy ra, bộ này đổ cho bộ khác.
Vừa qua, TP. Hồ Chí Minh có lập ra các đội chuyên biệt để kiểm tra an toàn thực phẩm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố và sự chỉ dẫn của các văn bản pháp quy của các Bộ. Đây là sáng kiến tốt giúp các đội chuyên biệt này chủ động thực thi.
Bên cạnh đó, tôi nghĩ cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng có các cơ sở khoa học để kiểm nghiệm, kiểm thử nhanh để phát hiện ra thực phẩm bẩn. Điều lạ là trong thời gian vừa qua có nhiều đội quản lý thị trường phát hiện ra nhiều vụ làm ăn trái phép, vi phạm pháp luật nhưng không biết có lý do gì mà không dám công khai các cơ sở đó.
Chúng ta cần công khai hóa các công ty, cơ sở, đơn vị hệ thống siêu thị làm ăn gian để người tiêu dùng biết, phòng tránh và nếu cần chính người tiêu dùng sẽ tẩy chay hành động làm ăn phi pháp và vô nhân tính đó.
PV: Ở một quốc gia nông nghiệp, nhưng người tiêu dùng lại phải mua rau sạch với giá cao, điều này có bất thường không, thưa ông?
Ông Phạm Tất Thắng:Thứ nhất, nếu thực sự đúng là trồng rau sạch thì chi phí phải cao hơn, đó là điều chắc chắn và người tiêu dùng cũng sẽ chấp nhận giá cao. Là rau sạch, không được bón phân thì năng suất rau giảm đi, không màu mỡ, chi phí có cao nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận với điều kiện thực sự phải sạch và phải có dấu hiệu, cách thức để phân biệt đâu là sạch, đâu là không sạch. Đó mới là vấn đề.
Thứ hai, khâu tổ chức sản xuất hiện nay của chúng ta vẫn còn manh mún nhỏ lẻ, vì vậy nông dân này sản xuất sạch nhưng nông dân bên cạnh không sản xuất sạch, cho nên tất cả là không sạch. Do vậy, vấn đề ở đây là chúng ta cần tổ chức lại sản xuất trong nước.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Để giúp người dân hạn chế mua phải rau không đảm bảo chất lượng, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội vừa công bố danh sách 19 cửa hàng bán rau an toàn trên địa bàn thành phố, giúp bà nội trợ có thêm lựa chọn như: Cửa hàng Ecofood: 30 Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân; Công ty nông sản ngon: 224B Hoàng Ngân, Trung Hòa, quận Cầu Giấy; Cửa hàng Chinong: 60 Xuân La, Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm; Công ty HomeFood: 45 Nguyễn Ngọc Nại, huyện Gia Lâm.... |
Diệu Hoa