Ngày 31/10,ảngNambàngiảipháptriểnkhaihiệuquảQuyhoạchtỉkết quả bóng đá mexico 2 tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã kiến nghị nhiều vấn đề quan trọng trong việc hiện thực hóa quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, đề cập đến giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải pháp quản lý và phát triển bền vững hạ tầng kỹ thuật đô thị tỉnh Quảng Nam.
Đồng thời các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đã có nhiều tham luận tập trung xoay quanh các giải pháp cải cách hành chính, hoàn thiện thể chế để cải thiện môi trường đầu tư; các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, huy động nguồn vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực…
Tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo bàn giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030. |
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Dũng cho biết, quá trình lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam được triển khai một cách công phu, bài bản, kỹ lưỡng, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, thách thức đặt ra, cơ hội phát triển để xác định các chính sách, giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Tuy nhiên, việc xây dựng, lập quy hoạch đã khó, việc triển khai, cụ thể hóa quy hoạch còn khó hơn, đòi hỏi phải rất nỗ lực, đoàn kết, khẩn trương của cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Chủ tịch tỉnh Lê Văn Dũng khẳng định, hội thảo được tổ chức nhằm làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn; tiếp tục gợi mở, làm sáng tỏ, đề xuất các ý tưởng, giải pháp thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả, bền vững để đưa Quảng Nam phát triển theo đúng kỳ vọng, định hướng mà quy hoạch đã xác định.
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam đề ra 4 đột phá phát triển trong thời kỳ quy hoạch.
Thứ nhất về hoàn thiện hệ thống hạ tầng với việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông chiến lược như giao thông liên vùng Đông - Tây, cảng hàng không, cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị. Xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia.
Vùng Đông của tỉnh Quảng Nam có nhiều động lực phát triển. |
Thứ hai về nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy hiệu quả vai trò động lực, lợi thế cạnh tranh của Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang; mở rộng và hình thành thêm các khu công nghiệp tại các vị trí thuận lợi. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới.
Thứ ba là về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phúc lợi xã hội.
Thứ tư là nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sốđồng bộ, toàn diện, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Để hiện thực hoá các quan điểm, mục tiêu phát triển trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Trong đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quảng Nam dựa trên 4 trụ cột chính, gồm phát triển du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp năng lượng; thương mại, dịch vụ logistics và nông, lâm nghiệp và thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Hoàn thiện bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; ứng dụng công nghệ số, xây dựng chính quyền số.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.
Đồng thời xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh hợp tác liên tỉnh, thúc đẩy mối liên kết với thành phố Đà Nẵng; liên kết giữa Khu kinh tế mở Chu Lai với Khu kinh tế Dung Quất để hình thành Trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm…
Theo Quy hoạch, Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên vào năm 2030.
Đến năm 2050, Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng.