2020 - Năm của những bỡ ngỡ
Quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đã nhen nhóm trong vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn khá chậm chạp so với thế giới,ânviênITvànhữngkhókhăntrongnămgiãncáchxãhộtorino – monza do những giới hạn về chi phí, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là thói quen làm việc. Với việc hạn chế đi lại, rất nhiều công ty đã cho nhân viên làm việc tại nhà trong nhiều giai đoạn của năm 2020. Điều này gây ra nhiều hệ lụy chưa từng xảy ra trước kia.
Anh Nam, nhân viên IT với gần 7 năm kinh nghiệm ở một công ty nước ngoài với quy mô hơn 200 nhân viên văn phòng cho biết: “Trong những đợt giãn cách xã hội của năm 2020, chúng tôi như sống trong địa ngục với những áp lực từ phía công ty và đồng nghiệp. Mỗi ngày có hàng trăm yêu cầu được gửi đến khi toàn thể nhân viên lúng túng trong việc ứng dụng các giải pháp họp, làm việc và giao tiếp từ xa, trong việc kích hoạt và cài đặt, phân quyền hệ thống quản trị file và VPN cho toàn bộ nhân viên. Vào thời điểm đó, có những lúc chúng tôi gần như thức trắng cả tuần liền nhằm cài đặt, kiểm tra từng thiết bị để các bạn nhân viên có thể làm việc ở nhà”.
Đây toàn bộ là các vấn đề không thể dự đoán được, và nó có rất nhiều các yếu tố tác động như đường truyền kém, máy chủ VPN không đáp ứng được yêu cầu truy xuất cùng lúc của hàng trăm nhân viên từ bên ngoài, điều mà hệ thống quản lý tập trung offline chưa từng gặp phải trước kia.
Và tệ hơn nữa, việc gấp rút triển khai các giải pháp mới mà không có thời gian kiểm nghiệm thực tế trên các nền tảng sẵn có gây ra rất nhiều vấn đề, các phần mềm xung đột với nhau, đôi khi là không thể khắc phục từ xa. Anh Tuấn, một nhân viên IT chịu trách nhiệm cho 70 nhân sự miền Nam của một công ty thương mại tâm sự: “dù đã cố gắng từ trước nhưng do công ty chưa triển khai các giải pháp quản lý tập trung, tôi phải đến tận nhà từng người một để xử lý, tốn rất nhiều thời gian và tăng khả năng lây nhiễm cho bản thân và gia đình”.
Chưa dừng lại ở đó, bộ phận IT bị quy kết là bảo thủ, chậm đổi mới do từ chối hàng loạt các yêu cầu mở quyền truy xuất dữ liệu trên những máy tính, tablet, điện thoại cá nhân. “Vẫn biết là việc này sẽ giúp nâng năng suất làm việc, dễ dàng thay thế máy tính sẵn có của công ty khi gặp trục trặc nhưng đi kèm với đó là nỗi lo về bảo mật, thứ mà chúng tôi không muốn đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Nếu không quản lý cẩn thận, một thiết bị có thể làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống máy chủ của công ty, hay âm thầm đánh cắp dữ liệu mà chủ nhân của nó không hề biết”, anh Nam nói thêm. Dịch đến đột ngột quá làm chúng tôi chuẩn bị không kịp, công ty mẹ ở nước ngoài đang dùng Microsoft và Knox Suite nhưng thời điểm đó chúng tôi chưa kịp triển khai ở Việt Nam.
Nhanh chóng thích nghi và thay đổi
Nhận thấy chỉ có đổi mới triệt để và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới là thứ duy nhất có thể cải thiện và nâng cấp tình hình hiện tại, anh Trung, giám đốc IT của một doanh nghiệp bán lẻ với hơn 1000 nhân viên đã quyết định tìm hiểu và nâng cấp toàn bộ giải pháp quản trị hiện đại cho doanh nghiệp, điều mà họ chưa từng nghĩ sẽ thực hiện trước kia.
“Tôi quyết định dùng thử Knox Suite, giải pháp quản trị được một anh bạn người nước ngoài khuyên dùng. Đã từng nghe đến trước đó về các giải pháp Knox với những con số ấn tượng như hơn 20.000 doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp Knox và trên 1 tỷ thiết bị di động đã được tăng cường bảo mật với nền tảng Knox Security Platform, nhưng tôi vẫn bỏ qua nó vì nghĩ rằng Knox là của Samsung, vốn chỉ dùng để quản lý điện thoại. Ấy vậy mà tôi đã lầm, Knox Suite không chỉ quản lý thiết bị di động Samsung, mà còn cả các thiết bị di động dùng hệ điều hành Android, iOS hay Windows. Và ngạc nhiên hơn nữa là Knox tương thích hoàn toàn với hệ thống EMM của Microsoft chúng tôi đang dùng”, anh Trung cho biết thêm.
“Hơn thế nữa, trong giới IT chúng tôi đồn đại với nhau về việc Samsung bắt đầu triển khai Knox ở Việt Nam cùng một loạt ngân hàng lớn vào thời điểm đó, đủ độ tin cậy về tính bảo mật lẫn tính ổn định trong những môi trường đặc thù nghiêm ngặt như vậy.”
Những thành công vượt mong đợi trong 2021
Nếu có một điểm chung nào giữa 3 công ty với quy mô 70 hay 200 hay thậm chí là 1000 nhân viên của cả 3 anh IT trên, thì đó là họ cùng bắt tay vào triển khai Knox Suite sau khi trao đổi với nhau trên forum riêng cho giới IT hoặc theo hệ thống từ công ty mẹ. Anh Nam nói rằng sau khi công ty bắt đầu triển khai Knox Suite: “mùa dịch năm nay một mình tôi có thể ngồi ở bất cứ nơi nào để kích hoạt, cài đặt, quản lý hay phân quyền hàng loạt các thiết bị từ xa mà không phải làm thủ công trên từng máy. Hơn thế nữa, các thiết bị truy xuất và máy chủ công ty đều được chứng thực tình trạng từ xa, mã hóa bảo mật theo tiêu chuẩn quân đội, ngăn chặn việc rò rỉ dữ liệu, mạo danh thiết bị đồng thời bảo vệ dữ liệu truyền tải bằng các lớp tường lửa và mã hóa song song qua Knox VPN”.
Chính những thay đổi này đã làm cho công việc của bộ phận IT trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Anh Trung cho biết khi cài đặt thiết bị cho một nhân viên mới, họ sẽ không cần phải làm bất cứ gì mà mọi thứ đều đã được tôi tự động phân quyền và thiết lập sẵn các chứng chỉ, phần mềm làm việc cần thiết, độc lập cho từng nhóm khác nhau. Việc cập nhật các bản vá bảo mật hay xóa thiết bị từ xa khi gặp sự cố cũng chỉ tốn vài cú nhấp chuột.
Anh Tuấn thì lại chia sẻ một câu chuyện thân tình hơn: “Thứ làm sếp tôi ấn tượng nhất trong suốt đợt giãn cách xã hội của năm 2021 vừa qua là việc ông mua 5 chiếc Galaxy Z Fold3 tại một cửa hàng bán lẻ bình thường để tặng cho các lãnh đạo cao cấp trong công ty. Do được gửi cho số serial của máy từ trước, ngay khi máy lên, kết nối vào Wi-Fi, xác nhận cho phép quản trị thì mọi thiết lập profile, quyền truy cập cho từng nhóm chức danh, VPN của họ đã được tôi tự động cài đặt ở nhà rồi”.
Tiếp tục chuyển đổi cùng Mobility Enterprise
Với những tín hiệu tích cực mà Knox mang lại, các công ty trên đều quyết định đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách trang bị tablet và điện thoại Samsung thuộc dòng Mobility Enterprise ngay khi các giải pháp này vừa về Việt Nam, giúp nhân viên làm việc từ xa ở bất cứ đâu.
Không như các thiết bị truyền thống vốn chỉ được cập nhật từ 1-2 năm, các sản phẩm thuộc dòng Mobility Enterprise được nâng cấp và hỗ trợ các bản vá bảo mật 4-5 năm, vừa đảm bảo tính ổn định, tính hỗ trợ lâu dài của một thiết bị doanh nghiệp mà tối ưu hóa về mặt chi phí và nâng cao tính bảo mật cho doanh nghiệp.
Trên thực tế, các sản phẩm Mobility Enterprise được Samsung phủ đều trên nhiều dải sản phẩm, từ điện thoại cao cấp đến máy tính trung cấp, tối ưu rất nhiều về mặt chi phí đầu tư ban đầu. Mặt khác, không ai hiểu rõ về một sản phẩm hơn người cha đẻ của nó, toàn bộ các thiết bị Mobility Enterprise đều tối ưu cho bảo mật end-to-end cùng Knox, từ phần cứng đặc thù, firmware cho đến phần mềm và kết nối VPN hay việc mã hóa nâng cao các dữ liệu nhạy cảm từ phần cứng, điều mà gần như không một nhà sản xuất smartphone hay tablet nào có thể làm được.
Với anh Nam, việc Samsung mang các thiết bị Mobility Enterprise về Việt Nam là điều vui nhất. “Đầu năm nay chúng tôi được phê duyệt nâng cấp lên các thiết bị này theo chính sách chung từ công ty mẹ nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu, giờ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.
Phương Dung