Empire777

BPO- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã đ& giải ngoại hạng thái

【giải ngoại hạng thái】Phân biệt "Chánh án" và "Chánh tòa"

BPO - Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII,giải ngoại hạng thái kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24-11-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2015. Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân. Mặc dù luật đã được áp dụng vào thực tế cuộc sống hơn 3 năm, nhưng hiện nay vẫn còn không ít người chưa phân biệt rõ hai chức danh "Chánh án" và "Chánh tòa". Vì vậy, bài viết dưới đây không ngoài mục đích cùng bạn đọc phân biệt rõ về hai chức danh này.

Xét về khái niệm, Chánh án là người đứng đầu các cấp của Toà án nhân nhân và Tòa án quân sự. Còn Chánh tòa là người đứng đầu tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh (không có ở cấp Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp huyện). Còn trong nhánh tòa án quân sự, Chánh tòa là người đứng đầu Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương (không có ở cấp Tòa án quân sự quân khu vàTòa án quân sự khu vực).

Về bản chất thì Chánh án mỗi cấp tòa là người đứng đầu; là người quản lý, điều hành, tổ chức công tác xét cử của cấp tòa đó. Còn với Chánh tòa thì trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao Tòa án nhân dân cấp tỉnh (nhánh tòa án nhân dân) có thành lập các Tòa chuyên trách (hiểu nôm na là Tòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng như: luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế,..) thì sẽ tồn tại Chánh tòa. Tức là người đứng đầu quản lý, điều hành các Tòa án chuyên trách trong mỗi cấp tòa này. Mặt khác, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương (nhánh tòa quân sự) có thành lập Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương thì người đứng đầu; chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương sẽ là Chánh tòa.

Về địa vị pháp lý, Chánh án cao hơn Chánh tòa. Bởi, Chánh Tòa nằm dưới sự quản lý, điều hành của Chánh án.

Về phân loại, đối với Chánh án thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Đối với nhánh Tòa án Quân sự: Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực.

Đối với Chánh tòa thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Việc thành lập tòa chuyên trách cần căn cứ vào yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách nên sẽ tùy thuộc từng địa phương mà số lượng Tòa chuyên trách sẽ có sự khác biệt. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể có 06 Chánh tòa gồm: Chánh tòa Tòa hình sự, Chánh tòa Tòa dân sự, Chánh tòa Tòa hành chính, Chánh tòa Tòa kinh tế, Chánh tòa Tòa lao động, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên.Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có 04 loại Chánh tòagồm: Chánh tòa Tòa hình sự, Chánh tòa Tòa dân sự, Chánh tòa Tòa gia đình và người chưa thành niên, Chánh tòa xử lý hành chính. (So với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì không có chức danh: Chánh tòa Tòa lao động và Chánh tòa Tòa kinh tế). Với Nhánh Tòa án quân sự: Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương.

Về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm kỳ, đối với Chánh an thuộc nhánh Tòa án nhân dân thìChánh án Tòa án nhân dân tối cao: Do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ: theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của các Chánh án này là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Với nhánh Tòa án quân sự thìChánh án Tòa án quân sự trung ương  là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Chánh án Tòa án quân sự khu vực: Do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhiệm kỳ của các Chánh án trên là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Đối với Chánh tòa thuộc nhánh Tòa án nhân dân: Các chánh tòa là do chánh án tòa án nhân dân nơi có tòa chuyên trách đó trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó chánh tòa tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

MH

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap