Giải ngân đầu tư công - Yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương | |
Đốc thúc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công | |
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ,ảingânđượcvốnđầutưcôngcóthểthúcđẩytăbảng điểm hạng nhất anh giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình mục tiêu | |
Thủ tướng thành lập 5 Tổ công tác đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công |
Ông Nguyễn Bích Lâm |
Ông có thể cho biết, đâu sẽ động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay?
Mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 không hề dễ dàng, nhất là trước tình hình biến động, bất định của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Theo tôi, động lực đầu tiên là cải cách thể chế kinh tế, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch thông thoáng với những đột phá chiến lược ở từng lĩnh vực, địa phương sẽ là cú hích cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Động lực thứ hai, Việt Nam cần "nương" vào đó là tổng cầu trong nước, nhất là khi tổng cầu bên ngoài suy giảm, không thể dựa hoàn toàn vào xuất khẩu. Với thị trường tiêu thụ tiềm năng 100 triệu dân, cần có những chính sách kích cầu tiêu dùng. Số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, tiêu dùng cuối cùng (tiêu dùng của hộ dân cư và Nhà nước) chỉ tăng 3,01%, cho thấy tổng cầu trong nước quý 1/2023 tăng rất thấp.
Động lực quan trọng nhất vẫn sẽ là giải ngân vốn đầu tư công. Năm 2023, Thủ tướng đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên 95% kế hoạch. Trong khi đó, tổng kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2023 là gần 711,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng so với 2022. Nếu khối lượng vốn này được bơm ra thị trường sẽ là động lực rất lớn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Theo tính toán, cứ 1% giải ngân đầu tư công năm nay cao hơn năm trước thì đóng góp vào tăng trưởng GDP 0,058%. Như vậy, nếu giải ngân được 95% kế hoạch nguồn vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng 1,2-1,3% GDP, bù đắp lớn cho sự sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng tổng cầu thế giới.
Quý 1/2023, giải ngân đầu tư công đạt 13,4% kế hoạch cả năm với khối lượng thực hiện đạt trên 91,5 nghìn tỷ đồng là tương đối lớn, kết quả này thể hiện rõ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của các bộ, ngành và địa phương trong đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, Chính phủ cần tìm cách tháo gỡ kịp thời như điều chỉnh trực tiếp giá đối với các dự án đã phê duyệt, mời thầu nhằm khuyến khích các đơn vị tiếp tục triển khai thi công.
Và để đạt được mục tiêu tăng trưởng như đã đặt ra, theo ông, chúng ta cần triển khai những giải pháp nào?
Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt khoảng 6%, lạm phát ở mức 4,5% đến 5% là thành công đối với kinh tế Việt Nam năm 2023. Để đạt mục tiêu này trong bối cảnh cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nghiêm trọng hơn, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần khẩn trương nắm bắt cơ hội, gỡ bỏ các rào cản, vướng mắc về cơ chế, giá cả để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ cần xử lý đồng thời các khó khăn của doanh nghiệp để phát huy hiệu quả các đột phá trong chính sách tiền tệ và tài khoá. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ cần tăng cường tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đơn hàng; xử lý khó khăn về lao động và vốn, khả năng thanh khoản của khu vực doanh nghiệp.
Cùng với đó, Chính phủ và các địa phương có các chính sách, giải pháp thúc đẩy và nâng cao tổng cầu tiêu dùng trong nước; thúc đẩy du lịch quốc tế; đồng thời, ban hành và thực thi chính sách cởi mở hơn đối với khách quốc tế, tạo sức hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách du lịch quốc tế.
Xin cảm ơn ông!