Empire777

Nên quy định thuốc lá nhập lậu là hàng cấm (Ảnh minh họa)Hàng cấm hay kinh doanh có điều kiện?Theo b xem cup c1

【xem cup c1】Nên quy định Thuốc lá nhập lậu là hàng cấm

Nên quy định Thuốc lá nhập lậu là hàng cấm
Nên quy định thuốc lá nhập lậu là hàng cấm (Ảnh minh họa)

Hàng cấm hay kinh doanh có điều kiện?ênquyđịnhThuốclánhậplậulàhàngcấxem cup c1

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, có một số ý kiến đề nghị không quy định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm tại Điều 190 và Điều 191 của BLHS năm 2015 vì nhiều hàng hóa khác nhập lậu không bị xử lý là hàng cấm và thực tế hiện nay, trong một số trường hợp Nhà nước vẫn cho phép bán tại Việt Nam thuốc lá điếu có nguồn gốc nước ngoài; đồng thời Luật đầu tư mới được sửa đổi đã quy định kinh doanh sản phẩm thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Căn cứ vào Điều 6 và Phụ lục 04 về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Phúc - Bình Thuận cho rằng thuốc lá điếu nhập lậu không phải là hàng cấm, đồng thời để đảm bảo quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm 2013, cũng như tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, không nên áp dụng Điều 190 và Điều 191 bộ Luật hình sự năm 2015 như dự thảo Luật.Trong trường hợp buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc là điếu nhập lậu cần xử lý hình sự về tội buôn lậu như hiện hành.

Ông Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) lập luận rằng việc bổ sung quy định thuốc lá điếu nhập lậu vào Điều 190 và Điều 191 dẫn đến việc không thống nhất về chính sách hình sự đối với các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng hóa tương tự khác như rượu lậu, xăng dầu nhập lậu, vì bản thân thuốc lá điếu nhập lậu mà bây giờ chuyển sang là hàng cấm đã có vấn đề, không đúng với bản chất của hành vi vi phạm, tạo ra sự mất công bằng và mâu thuẫn.

Hơn nữa, quy định như vậy còn thiếu công bằng không thống nhất về chính sách hình sự ngay trong cùng một hành vi. Ví dụ, vận chuyển thuốc lá ngoại trốn thuế tức là thuốc lá lậu mà bị phát hiện tại cửa khẩu, hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu (khoảng 5000 bao) thì không bị xử lý hình sự nhưng vận chuyển, tàng trữ trong nội địa thì chỉ cần 1500 bao thuốc lá ngoại trốn thuế trở lên, tức là khoảng 30 triệu đồng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt rất nặng.

"Việc đấu tranh phòng, chống hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu là hết sức cần thiết nhưng cần căn cứ vào những quy định khác phù hợp hơn. Ví dụ, Điều 188 về tội buôn lậu; Điều 189 về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"– ông Giang chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm này bà Trần Thị Dung (Điện Biên) cho rằng thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định trong Luật Đầu tư. Bộ luật hình sự chỉ nên quy định tội phạm và hình phạt.

Nên quy định Thuốc lá nhập lậu là hàng cấm
Lực lượng chức năng tiêu hủy thuốc lá lậu

Các quy định không mâu thuẫn

Không đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, đoàn Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng các quy định trong dự thảo Luật hình sự và Luật đầu tư hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau vì Luật đầu tư quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Còn dự thảo Bộ luật hình sự quy định về hàng cấm, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Không thể lấy lý do vì ngành nghề cấm kinh doanh không đề cập đến một loại hàng hóa nào đó để lập luận rằng hàng hóa đó không phải hàng cấm.

Ví dụ như Luật đầu tư thì không cấm việc đầu tư kinh doanh vũ khí và theo Luật đầu tư thì cũng giống như thuốc lá, sản xuất vũ khí là kinh doanh có điều kiện. Điều đó không có nghĩa vũ khí thì không phải hàng cấm được thoải mái kinh doanh lưu hành. Một ví dụ đơn giản hơn như sản xuất kinh doanh xe đạp là ngành nghề kinh doanh được tự do kinh doanh, xe đạp là hàng hóa được kinh doanh, lưu hành, nhưng xe đạp bị ăn cắp, tức là hàng hóa phạm pháp thì không thể nói đó là hàng hóa được tự do lưu hành. Điều đó cũng tương tự như chúng ta so sánh giữa thuốc lá và thuốc lá nhập lậu.

Thứ hai, dự thảo Bộ luật hình sự quy định về hàng cấm với nội dung khác với quy định cấm của Luật đầu tư thì chỉ quy định về ngành nghề cấm kinh doanh để nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền tự do kinh doanh. Còn dự thảo Bộ luật hình sự thì trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành đó là Luật thương mại, Nghị định 185 năm 2013, Nghị định 19 năm 2014 đã quy định nội dung cấm thì không chỉ là cấm sản xuất kinh doanh mà còn cấm cả việc lưu hành, sử dụng, cấm cả đối với những hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng.

Thứ ba, trong khi quy định của Luật đầu tư còn dẫn đến các kiểu khác nhau thì Luật thương mại hiện hành đang có hiệu lực thi hành thì khẳng định rõ thuốc lá điếu, cigar và các dạng thuốc lá thành phẩm khác có nguồn gốc nhập lậu là mặt hàng cấm kinh doanh. Luật phòng chống tác hại của thuốc lá cũng quy định nghiêm cấm việc mua, bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá nhập lậu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật đầu tư thì cũng có công văn chính thức đồng ý đề nghị quy định thuốc lậu là hàng cấm. Đây cũng là quan điểm của Bộ tư pháp là cơ quan đại diện cơ quan trình dự án.

Bên cạnh đó, trước ngày 1/7/2015, Luật thương mại, các nghị định của Chính phủ vẫn coi thuốc lá nhập lậu là hàng cấm, việc xử lý không có vướng mắc và các quy định này đang đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi thuốc lá nhập lậu. Vấn đề này chỉ trở nên bất cập, bức xúc khi có yêu cầu tạm dừng thực hiện quy định này.

Từ những lý do nêu trên, ông Cường cho rằng nên giữ nguyên dự thảo Luật nhằm đấu tranh có hiệu quả với hành vi buôn lậu thuốc lá. Đây là những hành vi vừa gây tổn hại cho sức khỏe của nhân dân, vừa gây thất thu rất lớn đối với ngân sách nhà nước. Đồng thời thể hiện rõ thái độ của nhà nước với tệ nạn này, đáp ứng các yêu cầu của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nên quy định Thuốc lá nhập lậu là hàng cấm
Vì lợi nhuận cao nên hoạt động buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu ngày càng gia tăng

Đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đối với vấn đề này, UBTVQH cho biết, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 185/2013/NĐ-CP đã quy định “Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; đồng thời, quy định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm.

Trên thực tế, thời gian qua, các cơ quan nhà nước đang áp dụng Nghị định số 124/2015/NĐ-CP để xử phạt vi phạm hành chính, các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng Điều 155 của BLHS năm 1999 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm) để xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu.

Vì vậy, để bảo đảm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu đang diễn ra phổ biến hiện nay, xin Quốc hội cho giữ quy định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm và áp dụng Điều 190 và Điều 191 để xử lý như dự thảo Luật.

Trước đó, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13, không áp dụng giá trị hàng phạm pháp tối thiểu làm căn cứ để định tội và định khung đối với các tội danh liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu mà xử lý hình sự đối với các hành vi kể trên dựa trên cơ sở số lượng từ 500 bao trở lên, thống nhất với quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, thuốc lá lậu có xu hướng tăng trở lại và diễn biến phức tạp. Số lượng thuốc lá buôn lậu ước tăng 10% so với 2015, chiếm 20% thị phần, gây thất thu thuế của Nhà nước ước tính khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng.

Trước những thủ đoạn ngày càng có tổ chức, tinh vi, manh động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển thuốc lá nếu không có các chế tài đủ sức răn đe sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều hệ lụy khác cho nền kinh tế và xã hội.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap