【số liệu thống kê về galatasaray gặp fc copenhagen】VCCI: Năng suất thấp, chưa đến lúc tăng lương, giảm giờ làm
Tăng giờ làm thêm phải theo nguyên tắc chặt chẽ
Trình bày tại phiên họp ngày 14/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH),ăngsuấtthấpchưađếnlúctănglươnggiảmgiờlàsố liệu thống kê về galatasaray gặp fc copenhagen Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội (UBCVĐXH) Nguyễn Thúy Anh cho biết, trong quá trình lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, nhiều đại biểu tán thành việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành) nhưng chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định, trả tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ và khống chế số giờ làm thêm tối đa theo tháng. Một số ý kiến đại biểu khác cho rằng nên cân nhắc kỹ vấn đề này để phù hợp với điều kiện làm việc, sức khỏe và thời giờ làm việc của người lao động Việt Nam.
Về vấn đề này, UBCVĐXH cho rằng, mặc dù trên thực tế, nhu cầu làm thêm giờ là có thật. Từ phía người lao động bản chất là do tiền lương và thu nhập chưa bảo đảm trang trải cuộc sống, từ phía người sử dụng lao động là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tùy theo từng thời điểm. Bộ luật hiện hành đã quy định nguyên tắc thỏa thuận khi làm thêm giờ, nhưng việc thực hiện rất khó khăn, hạn chế, tình trạng vi phạm về thời giờ làm thêm khá phổ biến.
"Việc mở rộng khung thời gian làm thêm giờ tối đa trong trường hợp đặc biệt là 400 giờ/năm, gấp 2 lần tổng số giờ làm thêm tối đa trong trường hợp bình thường luật định (200 giờ/năm) và bằng 50 ngày làm việc bình thường (8 giờ/ngày) là vấn đề cơ quan soạn thảo cần có giải trình thấu đáo...", Chủ nhiệm UBCVĐXH Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.
Cụ thể, UBCVĐXH đề nghị cơ quan soạn thảo quy định thời gian làm thêm giờ phải theo hướng đảm bảo chặt chẽ, giới hạn trong một số trường hợp đối với một số ngành, nghề, công việc nhất định và phải bảo đảm các nguyên tắc: có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động; áp dụng tiền lương lũy tiến cho thời gian làm thêm giờ; bổ sung quy định khống chế giờ làm thêm tối đa theo tháng và có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát đảm bảo sự tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ.
Về tiền lương làm thêm giờ, một số ý kiến đại biểu đề nghị giữ như hiện hành song có ý kiến đề nghị cần quy định về lương làm thêm giờ theo lũy tiến.
Tại phiên họp của UBTVQH, các ý kiến cũng chưa thống nhất với việc mở rộng khung giờ làm thêm. Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, dù nhu cầu tăng giờ làm thêm có ở hai phía, giới chủ và người lao động, nhưng nếu phân tích kỹ sẽ thấy có lợi cho giới chủ hơn như: không phải tuyển thêm lao động mới, không phải mua bảo hiểm xã hội, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh...
Từ phía cộng đồng doanh nghiệp (DN), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong điều kiện hiện nay, phương án mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm là đề xuất hợp lý bởi trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều DN đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, 60% DN không có lãi. Trong khi đó, năng suất lao động của nước ta còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Vì thế, theo ông Lộc, đây cũng chưa phải là giai đoạn để giảm giờ làm, tăng lương.
Chia sẻ với những khó khăn của DN, song Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng Bộ luật Lao động được xây dựng không phải chỉ cho năm nay. Trong trường hợp muốn tăng giờ làm thêm thì phải có nguyên tắc, có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ khi thực hiện. Nếu để người lao động làm việc quần quật sẽ không có thời gian chăm sóc gia đình, tái tạo sức lao động, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Tìm điểm hài hoà lợi ích giữa người lao động và DN
Bên cạnh đó, về giờ làm việc thông thường, một số ý kiến đại biểu đề nghị nghiên cứu để quy định người lao động làm việc theo chế độ 44 giờ/tuần, thay vì 48 giờ/tuần như hiện nay.
Theo Chủ nhiệm UBCVĐXH Nguyễn Thúy Anh, về quan điểm và nguyên tắc chung cần khuyến khích giảm thời gian làm việc bình thường trong tuần của khu vực có quan hệ lao động nhằm hướng tới bình đẳng với khu vực hành chính và xu hướng chung hiện nay của thế giới với mục tiêu thúc đẩy các biện pháp tăng năng suất lao động, việc làm đầy đủ và tạo dư địa mở rộng khung làm thêm giờ cho một số ngành nghề, lĩnh vực có nhu cầu.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, trên cơ sở ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nguyện vọng của đa số người lao động, UBCVĐXH đề xuất hai phương án xin ý kiến UBTVQH. Một là giữ nguyên như hiện nay và hai là giảm xuống còn 44 giờ/tuần.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến đồng tình với viêc xem xét giảm giờ làm xuống còn 44 giờ/tuần. Lý do là sự phát triển của công nghệ, trình độ của DN và người lao động cho phép tính tới việc giảm giờ làm của người lao động. Ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, sau 20 năm khu vực nhà nước áp dụng giờ làm việc 40 giờ/tuần, đã đến lúc xem xét giảm giờ làm cho người lao động.
Tuy nhiên, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong xu thế giảm tốc, nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp. "Đây là lúc cả người lao động và chủ sử dụng lao động phải đồng cam cộng khổ, mọi người cùng phải làm việc nhiều hơn" - Chủ tịch VCCI phát biểu.
Dẫn chứng về tiêu chuẩn thời giờ làm việc trong tuần hiện nay của các quốc gia đang phát triển và cạnh tranh lao động với Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc cho biết giờ làm việc ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Malaysia, Philippines, Lào,… đều là 48 giờ/ tuần.
"Năng suất lao động của Việt Nam đang thấp. Những cải thiện vừa rồi có được chủ yếu do chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, chứ không phải do những thay đổi trong nội bộ ngành. Đề xuất giảm giờ làm không phù hợp với điều kiện thực tế của DN" - ông Vũ Tiến Lộc nói và cho rằng, người lao động sẽ không muốn giảm giờ làm nếu bị giảm lương.
Về các vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu các sửa đổi, bổ sung lần này phải trả lời được câu hỏi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện cho người lao động, Nhà nước, xã hội, đất nước được gì, quyền lợi nào của người lao động được tăng lên, quyền lợi nào của người sử dụng lao động được bảo đảm. "Bộ luật này phải tìm được sự hài hòa, cân bằng giữa quyền lợi người lao động, thúc đẩy sự phát triển và tính cạnh tranh của doanh nghiệp" - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ./.
VCCI và 6 hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam (VEIA) và Hiệp hội DN Mỹ tại Việt Nam (AmCham) mới đây đã khẩn thiết kiến nghị về 5 vấn đề được cho là cấp thiết được quy định tại Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Các DN cho rằng, nếu các quy định này được áp dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của DN. Cụ thể, đó là các quy định về giờ làm thêm tối đa, giờ làm việc thông thường trong tuần, định nghĩa về tiền lương và ngày nghỉ để đảm bảo quyền công đoàn của người lao động. |
H.Y