Theạohànhlangpháplýthuậnlợiđểthúcđẩyviệcpháttriểnkhucôngnghệkèo nhà cái 888.como Bộ KH&CN, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển các khu công nghệ cao như: Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao; Quyết định số 53/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao...
Đặc biệt, sự ra đời của Luật Công nghệ cao năm 2008 đã thể chế hóa các chính sách lớn về ứng dụng và phát triển công nghệ cao ở nước ta. Qua đó bước đầu tạo được hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động xây dựng và phát triển khu công nghệ cao; các hoạt động đầu tư, hoạt động khoa học và công nghệ, ươm tạo, đào tạo nhân lực công nghệ cao, thương mại hóa công nghệ cao… Tuy nhiên, đến nay, quy định tại các văn bản nói trên có nhiều điểm không còn phù hợp và không theo kịp thực tiễn phát triển của các khu công nghệ cao trong cả nước.
Theo Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN), hiện rất nhiều quy định tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP bị phủ hoặc hết hiệu lực do các quy định mới của pháp luật chuyên ngành như: Quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế… rất nhiều vấn đề bất cập phát sinh, cũng như các đòi hỏi mới từ thực tiễn triển khai.
Một trong những vấn đề đang đặt ra đó là việc thu hút nguồn lực từ xã hội để đầu tư hạ tầng cho các khu công nghệ cao quốc gia. Một mặt, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển các khu công nghệ cao nên cần phải thu hút nguồn lực xã hội. Một mặt nhà nước vẫn cần quản lý các tiêu chí xác định các dự án đầu tư vào các khu công nghệ cao để bảo đảm mục tiêu khuyến khích phát triển công nghệ cao và chống thất thoát ưu đãi đối với các doanh nghiệp, dự án trong khu công nghệ cao.
Song song đó là sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các khu công nghệ cao để nơi đây không chỉ là nơi sản xuất công nghệ cao, mà còn là nơi nghiên cứu, ươm tạo công nghệ cao.
Ngoài ra, một thực tế phát sinh là đến nay có 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập, Điều 32 của Luật Công nghệ cao có quy định về Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Kể từ khi Luật Công nghệ cao được ban hành năm 2008, cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về đầu tư, phát triển và quản lý đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều này đã gây nên nhiều bất cập trong các hoạt động quản lý.
Gần đây, để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành khu công nghệ cao, căn cứ những vấn đề có tính chất đặc thù đối với từng khu công nghệ cao khác nhau, Bộ KH&CN đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách riêng đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Nghị định số 74/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017) và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018).
Tuy nhiên, việc xây dựng các Nghị định đặc thù chỉ được xem là giải pháp tình thế nhằm giải quyết một số vấn đề riêng đối với các khu công nghệ cao trên, không giải quyết được những hạn chế, vướng mắc đang tồn tại đối với các khu công nghệ cao và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đang có nhiều chuyển biến với những cơ hội và thách thức rất khác biệt so với giai đoạn trước đây, việc xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định về khu công nghệ cao, bao gồm khu công nghệ cao và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động của các khu công nghệ cao là cần thiết và cấp thiết, bảo đảm phù hợp với quy định của các luật mới được ban hành có liên quan, khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển các khu công nghệ cao trong thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi để các khu công nghệ cao phát triển hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.