Sau 1 năm làm việc cật lực,ếpđịaốccắmnhàchạytiềnthưởngTếtchonhânviêket qua bong da liga Tết thường là dịp để mọi người thảnh thơi nhìn lại thành quả. Tuy nhiên, càng gần Tết áp lực càng gánh nặng lên những ông chủ doanh nghiệp môi giới vì chuyện công nợ, lương thưởng, đủ thứ chi phí dồn dập.
Chạy tiền Tết cho nhân viên
Là chủ công ty có gần 200 môi giới, độc quyền phân phối thành công hơn 1.000 căn hộ tại quận 12, nhưng cái Tết năm 2016 lại khiến anh T thực sự khổ sở vì…thiếu tiền mặt. Người ngoài, ai cũng nghĩ với số lượng căn hộ bán ra như vậy, công ty sẽ rủng rỉnh tiền. Nhưng ít ai biết, khi việc bán hàng suôn sẻ thì chủ đầu tư dự án lại không dễ chi tiền hoa hồng cho môi giới.
Gần 30 tỷ phí môi giới của công ty anh T được chủ đầu tư quy đổi thành căn hộ. Đây là hàng tồn của dự án, phần lớn là căn hộ diện tích lớn, khó tiêu thụ. Tết cận kề mà tiền mặt của công ty trống rỗng, lại ôm thêm một đống căn hộ tồn kho, trở thành nỗi ám ảnh với anh T mỗi khi nhớ lại.
Lo tiền Tết trở thành nỗi ám ảnh của những công ty môi giới |
Những ngày cận Tết, anh T phải chạy như con thoi để làm thủ tục thế chấp vay tiền về trả lương thưởng cho nhân viên, đồng thời cho bán rẻ một số căn hộ để thu tiền mặt về. “Làm môi giới, nhìn bề ngoài có vẻ hoành tráng nhưng có những nỗi khổ chỉ người trong nghề mới hiểu. Không bán được hàng đã khổ, mà bán được hàng rồi chưa chắc đã lấy được tiền. Nên chuyện sếp “cắm” nhà riêng để xoay tiền nuôi quân không phải là hiếm.
Nhiều chủ đầu tư thấy bán được là họ kiếm cớ để trì hoãn thanh toán hoặc gây khó dễ đủ kiểu. Tiền về chậm, nhưng công ty vẫn phải ứng trước phí để trả cho môi giới để duy trì hệ thống bán hàng. Nếu không trường vốn thì công ty môi giới có thể phá sản ngay cả khi bán được hàng nhưng bị chủ đầu tư “ngâm” phí”, anh T tâm sự.
Gian nan đòi tiền phí môi giới
Chuyện chủ đầu tư chậm thanh toán phí môi giới vài tháng đến 1 năm đã không còn là chuyện hiếm trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp môi giới bị đưa vào thế khó và việc thanh toán bị trì hoãn hết năm này sang năm khác và có mưu tính ngay từ đầu.
Anh H, giám đốc 1 sàn giao dịch ở quận 2 cho biết, năm 2015, công ty anh môi giới bán thành công một số sản phẩm tại dự án trên đường Thành Thái, quận 10. Dự án do doanh nghiệp từ Hà Nội vào làm chủ đầu tư nên mỗi lần liên hệ làm việc phải rất khó khăn mà vẫn không gặp được người đủ thẩm quyền giải quyết.
Theo anh H, chủ đầu tư còn nợ gần 1 tỷ tiền phí môi giới, nhưng các đợt thanh toán trước đây, họ chỉ chuyển tiền chứ không chốt lại con số đối chiếu công nợ. Cứ mỗi lần liên hệ thì phía chủ đầu tư lại hẹn chờ sếp duyệt, rồi công ty đang giải quyết…
“Việc kiện ra tòa là chuyện bất đắc dĩ nhưng cứ để tình thế này thì không biết bao giờ mới đòi được tiền. Hoa hồng cho môi giới, công ty đã phải ứng tiền để trả. Nhiều môi giới đã nhận tiền và thậm chí đã nghỉ việc chuyển công ty nhưng đến giờ vẫn không biết bao giờ chủ đầu tư trả phí”, anh H tâm sự.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với dự án chung cư trên đường Phan Văn Hớn, quận 12. Dù chung cư này đã bàn giao khoảng 3 năm nhưng phí bán hàng, từ lúc chung cư chưa xây xong, đến nay vẫn chưa được thanh toán hết. Anh D, giám đốc sàn môi giới, đã phải khổ sở 3 năm liền để đòi tiền nhưng cứ mỗi lần như vậy chủ đầu tư đều bảo chờ thanh toán mà không có thời hạn.
“Bán nhà đã khó, nhưng không khổ bằng đòi nợ phí môi giới. Mình là chủ nợ mà phải đi van xin hết năm này qua năm khác. Đa phần các công ty môi giới rất ngại việc kiện chủ đầu tư đòi phí vì nghĩ mình thế yếu. Kiện ra tòa thì sau này khó lấy hàng của các chủ đầu tư khác. Tuy nhiên, nếu năm nay không đòi được tiền thì buộc lòng phải đưa ra tòa để sớm kết thúc điệp khúc Tết nào cũng đi đòi nợ”, anh D chia sẻ.
Quốc Đại
Thưởng Tết giá trị bạc tỷ bằng xế hộp, căn hộ cao cấp… là điều đặc biệt gần như chỉ xảy ra ở một số doanh nghiệp địa ốc.