Chuyện tử vong của ông Lê Minh Hoàng,ìnhảnhtừvănhóagiaothôkết quả montenegro ở phường 1, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên sau va chạm giao thông tuần qua, quả thật rất đáng tiếc. Bởi thương tích dẫn đến tử vong không phải từ sự va chạm giao thông mà từ cách hành xử sau va chạm giao thông.
Vụ việc xảy ra khi ông Hoàng điều khiển ô tô va chạm với xe máy do Lê Chí Đạt, trú huyện Sơn Hòa, Phú Yên điều khiển. Sau khi va chạm, Đạt chửi bới ông Hoàng; ông Hoàng mở cốp xe lấy gậy bóng chày đánh vào chân Đạt; Đạt giật lấy gậy bóng chày đánh lại khiến ông Hoàng bất tỉnh. Sau đó, ông Hoàng tử vong, Đạt bị xử lý hình sự... Qua sự việc cho thấy, nếu mỗi bên biết kiềm chế bản thân thì hậu quả đau lòng đã không xảy ra.
Điều đáng nói sự không nhường nhịn, xung đột, hành xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông trên đường vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi. Thương tích có khi không do vụ tai nạn mà do ẩu đả.
Hàng ngày ra đường, không khó để bắt gặp các trường hợp người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, chèn ép nhau vì không chịu thua người khác. Nhiều trường hợp không chấp hành pháp luật giao thông; dừng đỗ, mở cửa xe, chuyển làn, chuyển hướng... tùy tiện, thể hiện sự ích kỷ, chỉ biết tiện cho mình mà không quan tâm tới người khác. Đây là một số trong các hành vi thiếu văn hóa nói chung và văn hóa giao thông nói riêng.
Văn hóa giao thông là chủ đề được Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia phát động cách đây gần 15 năm. Theo đó, văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông. Đó là cư xử lịch sự, có ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác...
Thực tế qua gần 15 năm triển khai xây dựng văn hóa giao thông, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Có ý kiến cho rằng, cần có một bộ quy tắc về văn hóa giao thông ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người dân thực hiện. Bên cạnh đó, phải tiếp tục những những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa, vừa tuyên truyền, vừa xử phạt để hình thành thói quen văn hóa khi tham gia giao thông.
Tham gia giao thông là một trong những hoạt động lớn trong đời sống xã hội; được diễn ra thường xuyên, liên tục. Và rõ ràng, văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, mang tính tự trọng, tự giác rất cao. Một khi người người có văn hóa khi tham gia giao thông không chỉ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế những xung đột, ẩu đả đáng tiếc, mà còn tạo được hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.