【giải hạng 5 đức】Nhập khẩu thép tăng, giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép |
Nhập khẩu thép vẫn cao
Theậpkhẩuthéptănggiảiphápnàobảovệngànhthéptrongnướgiải hạng 5 đứco Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 5 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 14,9% tương ứng tăng 223 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá nhập khẩu sắt thép các loại là 1,13 triệu USD, tăng 17,9% với sả n lượng 1,55 triệu tấn, tăng 20,6% so với tháng trước.
Bộ Công Thương kịp thời áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh thương mại) nhằm ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước |
Luỹ kế 5 tháng năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 7,48 tỷ USD sắt thép các loại, tăng 26,3%, tương ứng tăng 1,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023 và xấp xỉ với mức nhập khẩu của 5 tháng/2022. Trong đó, lượng nhập khẩu sắt thép các loại là 6,92 triệu tấn, tăng 50,15 với trị giá là 5,02 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính: Trung Quốc đạt 4,77 tỷ USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2022; Hàn Quốc đạt 735 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng thép nhập khẩu lớn đổ bộ, nhất là thép có xuất xứ từ Trung Quốc đang gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất trong nước.
Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023, nhưng sự phục hồi này không chắc chắn, doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn.
Phát biểu tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn ngành vật liệu xây dựng diễn ra mới đây, ông Nghiêm Xuân Đa- Chủ tịch VSA, kiêm Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Thép Việt Nam chỉ ra, việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu thép, các nhà sản xuất thép Việt Nam đối diện với nguy cơ mất thị trường nội địa. Riêng trong 4 tháng đầu năm, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tương đương 40% lượng thép sản xuất nội địa.
Chia sẻ về nội dung này ông Nguyễn Hữu Trường Hưng – đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng trong tương lai gần, ngành thép vẫn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc do quy mô sản xuất nhỏ và chi phí sản xuất vẫn còn cao nếu so sánh với các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Đồng thời, có rất nhiều sản phẩm thép trong nước vẫn đang phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.
Hầu hết các doanh nghiệp trong nước hiện vẫn chỉ có khả năng sản xuất các sản phẩm thép cơ bản, phục vụ ngành bất động sản và chưa có khả năng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Theo đó, phải mất từ 5 – 10 năm nữa, Việt Nam mới có khả năng sản xuất các sản phẩm thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo như: Thép làm vỏ ô tô, thép làm vỏ tàu.
Bên cạnh đó, tình trạng “cung vượt cầu” của nhiều sản phẩm thép trong nước cùng sự gia tăng thép nhập khẩu sẽ làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng thép thành phẩm nội địa trở nên khốc liệt hơn. Ngoài ra, thị trường thế giới nhiều bất ổn, giá cước vận tải quốc tế tăng… cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp ngành thép.
Cấp thiết bảo vệ ngành thép trong nước
Trước những khó khăn hiện nay, VSA đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam.
Bộ Công Thương kịp thời áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, lẩn tránh thương mại) nhằm ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước.
VSA đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thép ứng phó kịp thời hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại đối sản xuất thép ở nước ngoài.
Đối với vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường, Bộ Công Thương đã thường xuyên rà soát, đánh giá tác động của hoạt động nhập khẩu thép, tiếp nhận phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp kịp thời bảo vệ doanh nghiệp tại thị trường nội địa thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, tự vệ thương mại) và biện pháp kĩ thuật.
Trong động thái bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước sự đổ bộ của hàng nhập khẩu, ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Cũng trong ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương cũng ra thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Để gỡ khó cho ngành thép, về hỗ trợ vay vốn, Bộ Công Thương đã đề xuất Bộ Tài chính rà soát, cập nhật và có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu phù hợp đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá; đề xuất Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, khuyến khích các ngân hàng thương mại triển khai các gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh thép.
Đồng thời, Bộ Công Thương đang xây dựng và dự kiến sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Bộ đang hoàn tất dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật phát triển công nghiệp trọng điểm. Mục tiêu dài hạn là phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia, đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng chiến lược phát triển ngành thép cần được xem xét, nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước. Thông qua đó, các mục tiêu, giải pháp và định hướng phát triển sẽ phù hợp và mang tính khả thi cao hơn đối với ngành thép nói chung và từng sản phẩm thép trong nước nói riêng khi chiến lược phát triển này được phê duyệt trong thời gian tới. |