Đó chính là Nha Ngân khố Quốc gia nằm trên địa phận xóm Dàm,ươntớimụctiêuKhobạcNhànướchiệnđạkèo thuỵ sĩ xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn -Tuyên Quang. Trải qua chặng đường xây dựng và trưởng thành, từ cơ quan Kho bạc “quang gánh” sơ khai, ngành Kho bạc đang hướng đến giấc mơ Kho bạc điện tử trong tương lai không xa.
Tiếp nối truyền thống
Theo chân Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang Trương Trọng Dũng, đoàn chúng tôi đến Khu di tích Nha Ngân khố Quốc gia- nơi các thế hệ CBCC trong toàn hệ thống KBNN tri ân với những thế hệ đi trước đã cống hiến cho sự nghiệp tài chính Việt Nam.
Ngược trở lại dòng thời gian, sau thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng 8, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền cách mạng lúc bấy giờ là phải từng bước xây dựng nền tài chính và tiền tệ độc lập, tự chủ, là công cụ quan trọng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Để giải quyết các nhiệm vụ cấp bách về tài chính và tiền tệ của Chính quyền cách mạng non trẻ, ngày 29-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 75/SL cho phép thành lập Nha Ngân khố Quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính.
Trong thời kỳ đầu thành lập, Nha Ngân khố Quốc gia đã được đặt tại xóm Dàm, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn-Tuyên Quang với lán trại làm bằng tranh, tre và ở nhờ nhà sàn của nhân dân. Trong điều kiện khó khăn gian khổ, nhưng CBCC Nha Ngân khố đã đảm đương và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Chính phủ giao như: Tập trung các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng, thu tiền công phiếu kháng chiến; quản lý cấp phát các khoản chi, xác nhận thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan Tài chính; tổ chức phát hành tờ giấy bạc Việt Nam trong toàn quốc... Đặc biệt, trong những năm 1946,1948, 1950 Nha Ngân khố đã thực hiện phát hành công trái và công phiếu kháng chiến ghi thu bằng tiền và bằng thóc phục vụ đắc lực kịp thời nhu cầu sản xuất và chiến đấu. Trong thời kỳ này, Nha Ngân khố Quốc gia đã có công lớn trong việc xây dựng chế độ tiền tệ độc lập tự chủ, hạn chế sự chi phối của tiền tệ của thực dân đế quốc, góp phần đưa kháng chiến của dân tộc Việt Nam đến thắng lợi.
Do yêu cầu của cuộc kháng chiến, nhằm động viên mọi nguồn lực tài chính, ổn định nghĩa vụ đóng góp của nhân dân và để cụ thể hóa chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Quỹ ngân sách Nhà nước, năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố Quốc gia được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Đến ngày 4-1-1990, hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà nước về quỹ NSNN mới chính thức thành lập theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Kể từ đó đến nay, KBNN đã có những bước hoàn chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao. KBNN đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước (NSNN), đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước.
Tiến tới Kho bạc điện tử
Theo Tổng Giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà, trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã xác định mục tiêu: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng như: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ Tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; Tổng kế toán Nhà nước; Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư… Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành KBNN điện tử.
Đây sẽ là “kim chỉ nam” để những người giữ tay hòm chìa khoá Quốc gia vững vàng bước tiếp một chặng đường mới với nhiệm vụ và hành trang mới. Tính trung bình mỗi năm KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN hàng trăm ngàn tỷ đồng, thông qua công tác kiểm soát chi hệ thống KBNN đã ngăn chặn và từ chối thanh toán nhiều khoản chi chưa đúng chế độ, quy định của Nhà nước, góp phần làm cho công tác quản lý sử dụng NSNN đi vào nền nếp. KBNN thực hiện quản lý, điều hành ngân quỹ tập trung thống nhất trong toàn hệ thống, luôn đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả mọi khoản chi của NSNN; chính thức đưa vào vận hành, thực hiện cơ chế quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua hệ thống KBNN góp phần quan trọng thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; ngăn chặn nợ đọng trong thanh toán; phục vụ quản lý chi tiêu ngân sách trung hạn.
Hoạt động nghiệp vụ KBNN Tuyên Quang |
Trong tiến trình cải cách, KBNN đã xây dựng và triển khai nhiều đề án, dự án cải cách, hiện đại hóa như: Triển khai thành công dự án TABMIS trên toàn quốc; thực hiện dự án Hiện đại hóa thu NSNN và tổ chức phối hợp thu với các ngân hàng thương mại; tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán song phương điện tử… nhằm từng bước tự động hóa, tốc độ xử lý các giao dịch được tăng lên; đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí thanh toán. Tiến tới, KBNN sẽ áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Chi NSNN qua thẻ tín dụng mua hàng; thanh toán bằng séc chi trả tiền mặt cho người thụ hưởng tại ngân hàng; chi trả cá nhân qua thẻ ATM; thu NSNN qua thẻ ATM, Internet…
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cải cách hành chính và hiện đại hoá quy trình nghiệp vụ, KBNN xác định: Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công, thắng lợi trong việc hoàn thành các chương trình, kế hoạch đề ra. Do đó, KBNN đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho gần 1,5 vạn CBCC trong toàn hệ thống nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và tác nghiệp cho cán bộ.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, KBNN đã thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ước đạt 234.289 tỷ đồng, bằng 33,3% dự toán. Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị KBNN đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán khoảng 12.500 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, số tiền thực từ chối thanh toán là 24,5 tỷ đồng. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản: Đã thực hiện giải ngân đạt 85.452 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch vốn năm 2014. Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán khoảng 47,5 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán không đúng đối tượng, thủ tục đầu tư không đúng quy định, sai số học...(Nguồn: Kho Bạc Nhà nước) |