Empire777

Tiêm vắc xin "dịch vụ" cho trẻ tại CDC tỉnhChị H.T.A. (xã Lộc An, Phú Lộc) cùng chồng chở con 5 thán lịch thi đấu cúp c một châu âu

【lịch thi đấu cúp c một châu âu】Thiếu vắc xin “dịch vụ”, phụ huynh chờ đợi

Tiêm vắc xin "dịch vụ" cho trẻ tại CDC tỉnh

Chị H.T.A. (xã Lộc An,ếuvắcxindịchvụphụhuynhchờđợlịch thi đấu cúp c một châu âu Phú Lộc) cùng chồng chở con 5 tháng tuổi vượt gần 25km có mặt sớm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tỉnh với hy vọng con mình được tiêm vắc xin, nhưng sau nhiều giờ chờ đợi đành phải về "không". "Nhà xa nên em lo đưa con đi từ 6 giờ sáng. Đến tại trung tâm mới 7 giờ nhưng nhân viên ở phòng đăng ký đã bảo hết vắc xin. Nhân viên này bảo, cứ đăng ký tên, địa chỉ, số điện thoại, khi nào có vắc xin họ sẽ liên lạc", chị A. chia sẻ.

Quan sát, chúng tôi chứng kiến nhiều vợ chồng từ các huyện Phú Vang, Phong Điền, TX. Hương Thủy... mang con đi tiêm phòng đều thất vọng thở dài vì phải nhận lời hẹn. Anh H.N.T. ở phường Hương Sơ, TP. Huế từ 6 giờ sáng đã đưa con 1 tuổi đến đây để tiêm vắc xin. Tuy nhiên đến 9 giờ sáng, anh vẫn chưa đăng ký được số thứ tự để tiêm dù đã có liên lạc trước với nhân viên phòng đăng ký số.

Khi được hỏi vì sao không đưa cháu đến trạm tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) mà lựa chọn tiêm vắc xin "dịch vụ", vừa tốn tiền, vừa phải chờ đợi, anh T. diễn giải: “Đã có nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm phòng tại trạm y tế xảy ra biến chứng, nhiều trường hợp gây sốt cao, nên chúng tôi không yên tâm, lo sợ an toàn cho sức khỏe, tính mạng con em mình".

Theo một cán bộ Văn phòng CDC tỉnh, do nhận thức và đời sống kinh tế ngày càng cao, nên lượng người có nhu cầu tiêm chủng dịch vụ ngày càng nhiều. Hơn nữa, nhiều thông tin các nơi cho rằng việc tiêm vắc xin Combe Five (5 trong 1) vừa thay thế vắc xin cũ theo chương trình TCMR hiện nay có nhiều trẻ bị sốt, biến chứng nên các phụ huynh đều dồn sang tiêm vắc xin "dịch vụ". "Mấy năm trước, tỷ lệ đăng ký tiêm vắc xin "dịch vụ" chỉ khoảng 5-10%, nhưng bây giờ đã tăng 50-60%. Chính điều này dẫn đến việc khan thiếu vắc xin tại đơn vị". Cán bộ này nói.

PGS. TS. Nguyễn Đình Sơn, Phó Giám đốc phụ trách CDC tỉnh cho biết, không riêng ở Thừa Thiên Huế mà nhiều địa phương khác trong cả nước đều đang khan thiếu vắc xin "dịch vụ". Lý do, hiện các loại vắc xin "dịch vụ", như: 5 trong 1 Pentaxim của Pháp (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib); vắc xin 6 trong 1 Infarix nhập từ Bỉ (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib) chưa cung ứng đủ số lượng nhu cầu cần nhập về trong nước. Khắc phục tình trang thiếu vắc xin "dịch vụ", hiện CDC tỉnh đang cố gắng liên hệ với các đơn vị cung ứng để tiếp tục bổ sung nguồn vắc xin "dịch vụ" (5 trong 1; 6 trong 1) để phục vụ người dân. Các đơn vị cung ứng đã hứa sẽ cung cấp cho Thừa Thiên Huế khoảng 1.500 liều vào cuối tháng 4 này. Tuy nhiên nhu cầu đăng ký đến nay đã tăng gấp đôi. Sắp đến CDC tỉnh sẽ tổ chức tiêm tập trung; mỗi ngày từ 50-60 liều theo danh sách đã đăng ký công khai theo số thứ tự.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Sơn, trong khi tỉnh đang nỗ lực để liên hệ đối tác cung ứng thêm nguồn vắc xin "dịch vụ", người dân nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm chủng vắc xin ComBe Five theo chương trình TCMR hiện nay tại các trạm y tế phường, xã.

Bài, ảnh: Minh Văn

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap