【real madrid vs betis】Nhà mạng đã chuẩn bị xong các phương án tắt sóng 2G
Bộ TT&TTđưa ra kế hoạch tắt sóng 2G từ tháng 9/2024 nhằm mục tiêu giúp phổ cập smartphone tới 100% người dân Việt Nam và giải phóng băng tần để phục vụ phát triển các công nghệ mới.
Chia sẻ góc nhìn về câu chuyện này,àmạngđãchuẩnbịxongcácphươngántắtsóreal madrid vs betis tại tọa đàm do CLB nhà báo công nghệ thông tin tổ chức sáng 5/12, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, Viettel đánh giá tắt sóng 2G là chủ trương rất đúng đắn, phù hợp với xu thế cũng như với mong muốn của các nhà mạng và nhu cầu của khách hàng, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, Viettel đón nhận chủ trương này với tinh thần tích cực.
Trên thực tế, Viettel đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G của người dùng di động từ cách đây 4 năm trước
“Viettel là nhà mạng đầu tiên chuyển đổi toàn bộ thuê bao 3G lên 4G thành công. Trên mạng lưới của Viettel chỉ còn khoảng 2% khách hàng sử dụng 3G. Việc tắt các công nghệ cũ, dịch chuyển lên công nghệ mới là rất thiết thực, mang lại lợi ích cho Viettel và các doanh nghiệp”, ông Tính cho biết.
Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, tỷ lệ thuê bao 2G chiếm khoảng 16% tổng số thuê bao của Viettel. Đến tháng 9/2024, cần dịch chuyển, đưa số lượng thuê bao 2G trên mạng chỉ còn dưới 5% thì doanh nghiệp mới có thể tắt sóng được.
Để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, Viettel đã phủ sóng 4G cho tất cả các khu vực có khách hàng, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Viettel cũng đã cùng các nhà cung cấp dịch vụ khác đưa giá dịch vụ 4G xuống rất thấp, tiệm cận và thậm chí là thấp hơn giá dịch vụ 2G để phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.
Các chính sách kích thích, thúc đẩy người dùng chuyển dịch lên dùng data, dùng máy smartphone, 4G cũng đã được Viettel triển khai liên tục trong 2- 3 năm nay.
Ví dụ, khách hàng đang dùng 2G chuyển lên 4G sẽ được trải nghiệm dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, không phải trả phí nhằm gia tăng trải nghiệm, tạo ra thói quen cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ 4G.
Viettel cũng đã điều chỉnh một số chính sách, như hạn chế cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng 2G, giảm khuyến mại các dịch vụ 2G, tăng khuyến mại sử dụng các dịch vụ 4G cho khách hàng. Bên cạnh đó, Viettel còn hỗ trợ người dùng bằng chính sách giảm giá các thiết bị đầu cuối.
Theo ông Nguyễn Phúc Khánh, Phó Ban công nghệ VNPT, từ những năm 2015, khi 2G vẫn chiếm khoảng khoảng 60% lưu lượng mạng, VNPT đã xác định chiến lược và xây dựng kế hoạch tắt sóng 2G, triển khai các bài toán 2G kết hợp với triển khai 3G, 4G.
Trong 2 năm qua, VNPT đã chủ động tiến hành tắt các trạm riêng lẻ không phát sinh hoặc phát sinh rất ít lưu lượng. Để làm điều này, VNPT đã kết hợp cả hoạt động kỹ thuật cũng như tuyên truyền cho thuê bao trong khu vực và tiến hành tắt sóng khoảng 10% trạm riêng 2G.
Phó Ban công nghệ VNPT cho hay, VNPT hiện còn khoảng 3 triệu thuê bao 2G, tương đương 8% tổng số thuê bao. VNPT đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để đến tháng 9/2024 cam kết thực hiện chuyển đổi tất cả thuê bao, thiết bị 2G only theo chỉ đạo, định hướng của Bộ TT&TT.
VNPT sẽ có kịch bản cụ thể cho các lớp khách hàng như khách VIP, người già, người sử dụng ở khu vực nông thôn, hải đảo. Quan điểm của nhà mạng này là phải đảm bảo chất lượng, dịch vụ cho khách hàng, giúp họ chuyển đổi thiết bị lên smartphone hỗ trợ 4G để lên không gian số, tham gia thúc đẩy chuyển đổi số.
Theo đại diện Vietnamobile, ông Đặng Hải Nam, nhà mạng này ủng hộ chủ trương tắt sóng 2G để tối ưu tài nguyên, nâng cao chất lượng dịch vụ. Vietnamobile hiện đã chuyển đổi dần băng tần 2G sang ưu tiên tần số dùng cho 4G để có trải nghiệm, tốc độ tốt hơn.
Dù đã nỗ lực truyền thông nhưng nhà mạng này vẫn còn một số lượng đáng kể người dùng 2G Only. Do vậy, Vietnamobile đề xuất cần có lộ trình tắt sóng 2G phù hợp nhằm đảm bảo việc duy trì dịch vụ liên tục cho người dùng.
Đại diện MobiFone, ông Lê Mai Sơn, Phó Ban truyền thông MobiFone cho biết, MobiFone hoàn toàn ủng hộ chủ trương tắt sóng 2G, chuyển khách hàng sử dụng 2G Only sang 4G, 5G để tối ưu tần số, hạ tầng, triển khai thêm nhiều dịch vụ số. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với công nghệ và thời đại.
Hiện MobiFone còn khoảng 3 triệu thuê bao 2G trên tổng số 20 triệu thuê bao. Theo ông Sơn, MobiFone đã tắt sóng 2G ở những khu vực có lưu lượng thấp. Trước khi tắt, nhà mạng này đã có phương án đánh giá ảnh hưởng đến người dân, việc triển khai được thực hiện theo lộ trình cụ thể.
Chia sẻ thêm, đại diện MobiFone cho hay, trong quá trình triển khai tắt sóng 2G, đơn vị này đã nhắn tin, gọi điện, cử nhân viên địa bàn chăm sóc, tránh việc người dùng bật máy lên mới biết không có mạng. Khi khách hàng có nhu cầu, MobiFone sẽ hỗ trợ người dùng đổi SIM 2G lên 4G miễn phí.
Khi chuyển từ 2G lên 4G, người dùng cần có thời gian được thuyết phục, chuyển đổi, tạo thói quen sử dụng mới. Do vậy, MobiFone đã thiết kế các gói cước mobile Internet với đa dạng hình thức để đào tạo thị trường, giới thiệu cho khách hàng các tính năng mới.
Theo ông Mai Sơn, trong thực tế triển khai, nhà mạng này gặp tình trạng nhiều người dùng di động nhận được tin nhắn thông báo nhưng không đọc. Do vậy, một số người vẫn chưa nắm được thông tin về việc sẽ tắt sóng 2G.
MobiFone quan điểm cần có sự cân đối giữa lợi ích khách hàng, doanh nghiệp và việc thực hiện chủ trương của Chính phủ. “Trong tắt sóng 2G, nếu làm không khéo người dân sẽ dễ so sánh các nhà mạng. Do vậy cần thực hiện đồng bộ, thống nhất để tránh tình trạng này”, ông Mai Sơn nói.
Để thúc đẩy việc tắt sóng 2G diễn ra thuận lợi, MobiFone đề xuất cần sự tham gia của toàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, báo chí truyền thông, từ đó hình thành chiến dịch truyền thông để người dân hiểu việc tắt sóng 2G là vì quyền lợi của chính mình.