【ttbd keo nha cai】Bốn kiến nghị với Quốc hội để tiếp tục phát huy lợi ích các FTA
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũng báo cáo tại buổi làm việc. |
Chiều 22/7,ốnkiếnnghịvớiQuốchộiđểtiếptụcpháthuylợiíchcáttbd keo nha cai Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.
Thầm lặng nhưng phức tạp
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì đánh giá tác động Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đối với các hiệp định do Bộ chủ trì đàm phán trong khuôn khổ các FTA, Bộ cũng thực hiện đánh giá tác động.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu nhiều tác động tích cực của các FTA, trong đó có việc góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác phát triển sâu rộng và thực chất hơn, mức độ đan xen lợi ích cao hơn và chặt chẽ hơn. Mặt khác, triển khai FTA với những cam kết sâu hơn về những lĩnh vực hợp tác mới như lao động, môi trường cũng góp phần làm giảm những tiếng nói không thuận về dân chủ nhân quyền của Việt Nam.
Về tác động tiêu cực, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc thực hiện các FTA đặt ra những thách thức lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp này, đồng thời cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng, ngừa tranh chấp.
Với doanh nghiệp, việc mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư cùng với những cam kết về việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường Việt Nam. Điều này sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh lớn hơn ngay tại thị trường trong nước.
Những thách thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng đối xử ưu đãi mà Việt Nam đạt được thông qua các FTA, người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh.
Liên quan đến trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong ban hành chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên, Bộ đã trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo CPTPP. Bộ cũng đang xây dựng thông tư ban hành mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá áp dụng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của CPTPP.
Kế hoạch thực hiện các FTA đều được Bộ trình cấp có thẩm quyền thông qua theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế trong từng thời kỳ, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư khẳng định.
Cho rằng mảng đàm phán đầu tư tương đối thầm lặng, nhưng lại cực kỳ phức tạp, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhận xét, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ít lên tiếng nhưng có công lao rất lớn trong đàm phán CPTPP và nhiều hiệp định khác, luôn đi đầu trong nhiều đàm phán quan trọng với tư duy rất mới, tiếp cận chuẩn mực quốc tế rất sớm.
Bốn kiến nghị với Quốc hội
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục thực hiện các hoạt động đối ngoại để thúc đẩy các nước thành viên EU phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU để hiệp định này sớm có hiệu lực và thay thế các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương đã được ký từ những năm 1990.
Kiến nghị tiếp theo là các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Toà án nhân dân Tối cao để ban hành các văn bản pháp luật thi hành các FTA để các hiệp định này được đưa vào cuộc sống, đảm bảo hiệu quả và thực chất.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, ủng hộ đối với việc tham gia các điều ước quốc tế cần thiết cho việc thực hiện các FTA, như tham gia công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và công dân của nhà nước khác (Công ước ICSID).
Kiến nghị cuối cùng từ Bộ trưởng là Quốc hội tiếp tục đồng hành với Chính phủ và các bộ, ngành trong việc nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp đối với sự cần thiết và cơ hội, thách thức của việc tham gia FTA.