【soi kèo mu vs】Gia tăng nội lực để giảm bớt độ “chấn thương” của nền kinh tế

gia tang noi luc de giam bot do chan thuong cua nen kinh te

Việt Nam hiện là quốc gia đầu tư mạnh nhất khu vực Đông Nam Á cho cơ sở hạ tầng. Trong ảnh: Hệ thống đường ray đường sắt trên cao qua khu vực hồ Hoàng Cầu,ăngnộilựcđểgiảmbớtđộchấnthươngcủanềnkinhtếsoi kèo mu vs Hà Nội. Ảnh: S.T.

Thành tựu và những thách thức

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế Việt Nam những năm tới hứa hẹn cả những thách thức và cơ hội đan xen. Một số kịch bản kinh tế đã được đưa ra với triển vọng tăng trưởng trung bình của Việt Nam ước đạt 6,85% trong các năm 2018-2020. “Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn luôn ý thức được những thách thức và khó khăn, cả những vấn đề nội tại cũng như những tác động khách quan từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nói.

Về những thách thức của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh cho biết, hiện Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức cản trở Việt Nam đạt tới và duy trì tăng trưởng cao. Những thách thức đó bao gồm: Thể chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chưa theo kịp thực tiễn trong nước cũng như thông lệ quốc tế nhất là khi có sự đổi mới rõ nét và mạnh mẽ về quan hệ quốc tế. Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam xếp hạng 94/140 về chất lượng thể chế. Cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng nhà nước pháp quyền là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, năng suất lao động năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng còn thấp; mức độ sẵn sàng vượt qua thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng còn thấp; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; kết cấu hạ tầng kém phát triển đòi hỏi đầu tư lớn.

Khẳng định thành tựu của Việt Nam là rất nổi bật, với việc nền kinh tế đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm trong suốt 30 năm qua, tuy nhiên, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho rằng, hành trình trở thành một nền kinh tế hiện đại hoá, công nghiệp hoá của Việt Nam mới chỉ mới bắt đầu, và những thành tựu trong quá khứ không đảm bảo cho sự thành công trong tương lai. Theo chuyên gia này, Việt Nam sẽ phải giải quyết những trở lực mang tính cấu trúc đang gia tăng, bao gồm dân số già hóa nhanh, tăng trưởng năng suất chậm và đầu tư thấp, cũng như chi phí môi trường lên quá trình phát triển ngày càng lớn.

Tập trung giải quyết 3 điểm nghẽn

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu lịch sử là phải đổi mới, cải cách mạnh mẽ, căn bản để tiếp tục phát triển, đi lên. Nếu không thực hiện đồng thời cải cách và phát triển sẽ ngay lập tức bị tụt hậu so với thời đại.

Đề xuất bốn ưu tiên chính cho phát triển kinh tế của Việt Nam, ông Ousmane Dione đặc biệt nhấn mạnh cần cải cách để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước trở thành động lực chính nhằm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực để loại bỏ những trở ngại cho DN tư nhân và tăng cường môi trường pháp lý. Song song đó, cải cách DNNN nên tập trung vào việc áp dụng thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị DN, thông qua Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại DN mới thành lập, đồng thời thúc đẩy và tăng cường cổ phần hoá và thoái vốn, đặc biệt là những khoản đầu tư thương mại. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, chú ý đến khai thác mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các DN trong và ngoài nước. Điều này cuối cùng sẽ giúp khu vực tư nhân trong nước tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đại diện Ngân hàng thế giới cũng cho rằng, mặc dù hiện tại còn nhiều hạn chế về tài chính, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vốn có ý nghĩa rất quan trọng cho tăng trưởng trong tương lai, không chỉ về số lượng, mà là vấn đề chất lượng. “Mặc dù ưu tiên đầu tư những dự án hạ tầng trọng yếu của quốc gia như: Đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt , sân bay Long Thành và các cảng biển quan trọng, thì việc đầu tư cho các dự án riêng lẻ như thế này cần được nằm trong chiến lược tổng thể về kết nối vận tải đa phương thức”. Ông cũng nhấn mạnh, đứng trước những khó khăn về tài chính, việc giải phóng nguồn đầu tư tư nhân có thể có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu đầu tư cao của Việt Nam.

Tại diễn đàn này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đề cập vấn đề liên quan đến cuộc cọ sát về thương mại hiện nay trên thế giới, trong đó có cọ sát giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ông, cuộc cạnh tranh này sẽ có lúc lên lúc xuống, trong những năm tới thế giới phải đối mặt hiện tượng cạnh tranh này dưới dạng thức khác nhau, không chỉ liên quan kinh tế, mà còn liên quan chính trị, an ninh. Các nước, trong đó có Việt Nam phải đón lấy cục diện này. Riêng Việt Nam, cách tiếp cận tốt nhất là tiếp cận 3 trong 1. Thứ nhất, cần giảm bớt độ “chấn thương” của nền kinh tế bằng cách gia tăng nội lực của bản thân, trong khi vẫn hết sức tích cực để tranh thủ nguồn lực của thế giới. Thứ hai, tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu cho thế giới mà tự do hóa thương mại vẫn là chiều hướng chủ yếu. Thứ ba là phải thích nghi với những thay đổi ngoài ý muốn, trong đó ngay cả những luật chơi rất cơ bản của WTO cũng đang bị thách thức.

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tầm nhìn và chiến lược phát triển của Việt Nam sẽ không bằng phẳng mà sẽ chông gai, nhiều thách thức đến từ nội tại nền kinh tế cũng như từ môi trường quốc tế đầy cạnh tranh và bất ổn. Việt Nam tiếp tục tập trung giải quyết 3 điểm nghẽn để chuyển hóa thành 3 đột phá chiến lược thực sự phục vụ cho yêu cầu phát triển. Đó là: Về thể chế, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp vào quá trình lập chính sách. Về chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững. Về cơ sở hạ tầng, cần tìm mọi giải pháp khơi thông mọi nguồn lực, tạo lập các cơ chế sáng tạo trong hợp tác công tư để gia tăng nhanh chóng năng lực kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển.

Bên cạnh sự tiếp nối 3 đột phá nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ sẽ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới. Đó là, thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0 và hai là thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. “Chúng ta cần phát huy sâu sắc vai trò động lực của kinh tế tư nhân. Đây là một trong các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế trong điều kiện môi trường kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động”, Thủ tướng nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:

Động lực tăng trưởng nền móng của nền kinh tế Việt Nam chính là cải cách thể chế kết hợp với tập trung nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của DN thông qua các chính sách, giải pháp phù hợp, hữu hiệu, nhất là thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao; phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; phát triển nguồn nhân lực, trong đó, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả của tất cả những động lực khác.