【nhận định bóng đá mc】Ngành Hải quan: Vừa đẩy mạnh tạo thuận lợi thương mại, vừa phòng, chống dịch bệnh

Cán bộ hải quan hướng dẫn chính sách pháp luật cho doanh nghiệp.

Cán bộ hải quan hướng dẫn chính sách pháp luật cho doanh nghiệp.

Nỗ lực cải cách trong điều kiện phòng,ànhHảiquanVừađẩymạnhtạothuậnlợithươngmạivừaphòngchốngdịchbệnhận định bóng đá mc chống dịch Covid-19

Từ đầu năm 2020, dưới ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, nền kinh tế - xã hội phải đối diện với vô vàn khó khăn. Trong bối cảnh đó, lực lượng Hải quan cùng một lúc phải thực hiện kép 2 nhiệm vụ quan trọng, vừa đẩy mạnh tạo thuận lợi thương mại, vừa phòng chống dịch Covid-19.

Xác định rõ việc đảm bảo hoạt động giao thương, tạo thuận lợi thương mại trong tình hình dịch bệnh bùng phát là nhiệm vụ quan trọng, ngành Hải quan nỗ lực nắm bắt thường xuyên, nhanh chóng và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ngành Hải quan tập trung rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giải phóng hàng hóa, tránh tối đa việc tiếp xúc trực tiếp giữa công chức ngành với người làm thủ tục. Đồng thời, triển khai thông quan nhanh hàng hóa, đặc biệt là hàng viện trợ trong phòng, chống dịch và giảm thiểu các trường hợp phải lấy mẫu để phân tích, giám định, phân loại hàng hóa, rút ngắn thời gian trả mẫu, nâng tỷ lệ thông báo kết quả phân tích, phân loại trước hạn và đúng hạn; đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan…

Song song với đó, ngành Hải quan tăng cường cải cách thủ tục hành chính thông qua rà soát một số hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hải quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch.

Tiết kiệm 15 tỷ đồng/năm

Với hệ thống cơ chế chính sách được xây dựng theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa thì trong năm 2020, tổng số chi phí tiết kiệm được từ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính hải quan là khoảng 15 tỷ đồng/năm, tương đương 62.500 ngày công lao động phổ thông (240.000 đồng/ngày công).

Trong tháng 5/2020, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2020/TT-BTC quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19. Các bộ ngành liên quan và chuyên gia kinh tế đánh giá cao việc ban hành thông tư này, bởi đã giải quyết được vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề nộp bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xem xét cho hưởng ưu đãi đặc biệt khi doanh nghiệp chưa có bản chứng nhận xuất xứ hàng hóa bản gốc, cũng như kéo dài thời gian chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan Hải quan để doanh nghiệp hưởng ưu đãi đặc biệt...

Các chuyên gia đánh giá, quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan đều xây dựng và ban hành theo hướng minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại, vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan theo hướng hiện đại hóa, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thông quan, giảm các chi phí phát sinh cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thu hút nguồn đầu tư.

Tạo thuận lợi thương mại

Trong năm 2020, bên cạnh việc nỗ lực ứng phó trước tình hình dịch bệnh, ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngành đã tham mưu cho Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 cắt giảm 6 điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa 13 trên tổng số 29 điều kiện kinh doanh; cắt giảm 22 trên tổng số 52 thành phần hồ sơ của các thủ tục công nhận cửa hàng miễn thuế, kho, bãi, địa điểm quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP.

Ngành tích cực rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và ít nhất 20% chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2020 - 2025 theo yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, về ứng dụng công nghệ thông tin, ngành Hải quan hoàn thành tích hợp 72 thủ tục hải quan lên Cổng dịch công quốc gia; đẩy mạnh thu thuế điện tử, hạn chế thanh toán tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ. Đến nay, ngành Hải quan đã ký kết với 43 ngân hàng, trong đó có 31 ngân hàng phối hợp thu 24/7, số thu chiếm trên 98,7% tổng số thu ngân sách của ngành. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành tăng số lượng thủ tục kiểm tra chuyên ngành được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia theo yêu cầu của Chính phủ. Đến nay đã có 13 bộ, ngành triển khai 202 thủ tục, với 43 nghìn doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 3,4 triệu bộ hồ sơ trên Cơ chế một cửa quốc gia. Việt Nam đã trao đổi giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D với 9 nước ASEAN thông qua Cơ chế một cửa ASEAN.

Cùng với đó, ngành Hải quan tăng cường áp dụng quản lý rủi ro đối với các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Năm 2020, thông qua áp dụng quản lý rủi ro, tỷ lệ tờ khai được phân luồng hợp lý, theo đó: luồng xanh chiếm 53% số tờ khai (thông quan tự động từ 1 đến 3 giây), luồng vàng 42%, luồng đỏ 5%. Đáng chú ý, về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, trong năm 2020, một số văn bản quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành được ban hành mới, có hiệu lực với nhiều nội dung cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Điển hình như Nghị định số 07/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương; sửa đổi quy định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rượu phù hợp với Nghị định 15/2018/NĐ-CP…

Tổng cục Hải quan chủ động phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị triển khai mô hình cơ quan Hải quan làm đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Tính toán của USAID cho thấy, triển khai mô hình này giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp trong một năm hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD). Dựa trên dữ liệu trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 9.285 tỷ đồng (xấp xỉ 399 triệu USD) mỗi năm.

Trong thời gian tới, ngành Hải quan tiếp tục rà soát, sửa đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng chuyển từ điện tử hóa quy trình thủ công sang đơn giản hóa; sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra chuyên ngành theo hướng cắt giảm thủ tục, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng quản lý rủi ro, tăng cường công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch...; hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ hiệu quả cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức.

Giải pháp kịp thời hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh dịch bệnh

Trong bối cảnh nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực bùng phát, tháng 6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 1616/QĐ-TCHQ về Kế hoạch hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong và sau dịch Covid-19 triển khai trong toàn ngành để có những giải pháp kịp thời hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, ngành cũng tuân thủ việc hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ.

Vũ Anh - Tố Uyên