Théxửphạtviphạmtrênthịtrườngchứngkhoáđội hình sydney fc gặp central coast marinerso Bộ Tài chính, với các trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm, không nộp tiền vi phạm, pháp luật đã quy định thẩm quyền cưỡng chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các biện pháp cưỡng chế được áp dụng như: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ từ tài khoản của đối tượng vi phạm, kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để đấu giá...
Tuy nhiên, do hạn chế về thẩm quyền cũng như lực lượng nên việc xác minh tại chỗ các thông tin liên quan đến đối tượng vi phạm như: Thông tin về nơi làm việc, thông tin về tài khoản ngân hàng hoặc thông tin về tài sản của đối tượng vi phạm để phục vụ cho việc xem xét áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, do đặc thù của lĩnh vực chứng khoán, vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán không chỉ được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra tại chỗ mà còn được phát hiện qua hệ thống giám sát của sở giao dịch chứng khoán và kết quả giám sát của UBCKNN. Nhưng hiện nay, UBCKNN không có hệ thống ngành dọc mà chỉ có trụ sở tại Hà Nội và cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh nên đối với các vi phạm của các nhà đầu tư cá nhân được phát hiện qua hệ thống hoặc kết quả giám sát, UBCKNN thường gửi biên bản vi phạm hành chính qua bưu điện hoặc mời nhà đầu tư đến làm việc tại UBCKNN và lập biên bản vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, một số trường hợp do nhà đầu tư không kê khai chính xác thông tin địa chỉ liên lạc hoặc thay đổi thông tin địa chỉ liên lạc dẫn tới không gửi được biên bản vi phạm hành chính. Ngoài ra, do thẩm quyền của UBCKNN hiện còn hạn chế trong việc triệu tập, yêu cầu các đối tượng vi phạm giải trình, chấp hành việc xử lý vi phạm nên một số trường hợp cố tình không phản hồi hoặc không trực tiếp đến làm việc để ký biên bản vi phạm hành chính.
Theo quy định, biên bản xử lý vi phạm phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm từ chối ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc nhà đầu tư cá nhân cố tình không phản hồi, không đến làm việc trực tiếp dẫn tới việc không lập biên bản vi phạm, không ghi được lý do nhà đầu tư không ký biên bản để đủ cơ sở xử lý vi phạm hành chính.
* Tính từ thời điểm 1-7-2013 đến hết tháng 12-2013, trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đã xử lý 56 vụ, trong đó có 55 vụ phạt tiền, 1 trường hợp phạt cảnh cáo, áp dụng hình phạt bổ sung 1 trường hợp, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả 1 trường hợp và 1 trường hợp bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tổng số tiền phạt thu được hơn 4 tỷ đồng. * Các đối tượng vi phạm gồm 27 công ty đại chúng/công ty niêm yết; 11 cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan; 9 công ty chứng khoán; 4 công ty quản lý quỹ; 5 nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường. |