您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【đội hình f.c. porto gặp gil vicente】Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Empire7772025-01-11 05:08:09【Ngoại Hạng Anh】0人已围观

简介Tại cuộc họp mặt các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân kỷ niệm ngà đội hình f.c. porto gặp gil vicente

Báo Cà MauTại cuộc họp mặt các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/1996, Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải Ðặng Thành Học nói: “Chúng ta tạ ơn và tưởng niệm quý mẹ anh hùng đã hiến dâng chồng con và cả cuộc đời cho Tổ quốc. Các mẹ Việt Nam anh hùng sống mãi với non sông đất nước, bởi mẹ là Tổ quốc, là cội nguồn của dân tộc, là sức mạnh Việt Nam...”.

Tại cuộc họp mặt các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/1996, Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải Ðặng Thành Học nói: “Chúng ta tạ ơn và tưởng niệm quý mẹ anh hùng đã hiến dâng chồng con và cả cuộc đời cho Tổ quốc. Các mẹ Việt Nam anh hùng sống mãi với non sông đất nước, bởi mẹ là Tổ quốc, là cội nguồn của dân tộc, là sức mạnh Việt Nam...”.

Là vùng căn cứ địa cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã bảo vệ an toàn các cơ quan cấp cao của Ðảng (Xứ uỷ Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam, Khu uỷ Khu Tây Nam Bộ), là nơi đóng góp nguồn nhân lực, vật lực to lớn góp phần cùng cả nước đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ hy sinh to lớn ấy, trên vùng đất cực Nam Tổ quốc này, tính đến thời điểm 1996 có 16.000 liệt sĩ, 14.000 thương binh và Nhà nước tuyên dương, truy tặng và phong tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 967 mẹ.

Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình thừa uỷ quyền Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” cho các mẹ năm 2014.     Ảnh: PHONG PHÚ

Năm 1996, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra chủ trương thực hiện công trình “Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Ðó là cuốn sách đặc biệt, với quy mô, tầm cỡ lớn. Bí thư Tỉnh uỷ chủ biên và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao Ban Tuyên giáo chỉ đạo biên soạn, Hội Nhà báo chủ trì công tác tổ chức sưu tầm, biên soạn, biên tập, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in ấn, xuất bản.

Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng được xác định mang tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của giá trị về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về tấm lòng tôn kính, sự tri ân vô hạn của Ðảng bộ và Nhân dân đối với các mẹ đã hy sinh cả cuộc đời, cống hiến tất cả công lao, của cải và xương máu của chồng, con thân yêu cho nền độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội tươi đẹp. Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn mang đậm giá trị về lịch sử và nhân văn. Những cơ quan, những cán bộ, phóng viên nhận trách nhiệm thực hiện công trình này đều nhận thức và quán triệt sâu sắc những yêu cầu đề ra.

Phương châm thực hiện là dựng lại chân dung các mẹ một cách chân thật (bao gồm bài viết, sưu tầm di ảnh các mẹ đã qua đời và ghi ảnh các mẹ đang sống) của 967 Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Minh Hải, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng bằng những tấm gương người thật việc thật của các mẹ cho các thế hệ mai sau. Ðó là yêu cầu nghiêm túc, bắt buộc các phóng viên phải tuân thủ thực hiện đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng.

Lúc bấy giờ tỉnh Minh Hải có địa bàn rất rộng lớn, gồm 11 đơn vị hành chính: 2 thị xã là Cà Mau và Bạc Liêu; 9 huyện: Cái Nước, Ðầm Dơi, Giá Rai, Hồng Dân, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Vĩnh Lợi.

Triển khai thực hiện công trình này, Thường trực Hội Nhà báo thông qua các toà soạn tập hợp 38 phóng viên, thành lập 8 tổ, phân chia làm 8 địa bàn thực hiện. Anh chị em phóng viên vừa đảm bảo nhiệm vụ đáp ứng tin, bài cho các tờ báo, vừa thực hiện công trình sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đảm bảo chất lượng bài viết, chụp ảnh và sưu tầm di ảnh hiện vật, đảm bảo tiến độ công trình theo thời gian quy định.

Họ phải đến từng nơi các mẹ đang ở hoặc các mẹ ở trước đây nay đã qua đời hoặc đã chuyển đi các địa phương khác, tiếp xúc các mẹ còn sống, gặp gỡ con cháu, thân tộc, bà con làng xóm. Gặp gỡ anh em cán bộ được các mẹ nuôi chứa trong hoạt động bí mật, trong thời kỳ chiến tranh để tìm hiểu công lao, thành tích các mẹ đã qua đời.

Không ngại khó khăn, anh chị em phóng viên ngồi xe đò đến nhiều tỉnh, thành để tìm các mẹ còn sống, tìm anh em cán bộ hiểu biết về các mẹ để ghi chép tư liệu, sưu tầm di ảnh, hiện vật của các mẹ. Trong số 967 Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Minh Hải năm 1996 có trên 60% các mẹ qua đời, trên 30% các mẹ còn sống nhưng đều ở tuổi tác quá cao, không còn đủ sức nhớ, không thể kể đầy đủ những tình tiết về sự chịu đựng gian khổ, sự hy sinh trong cuộc đời của các mẹ. Trong số các Mẹ Việt Nam anh hùng chiếm tỷ lệ khá lớn các mẹ có 2, 3… con lần lượt nằm ngoài mặt trận khi tuổi mới lớn, chưa kịp có vợ con, các mẹ già yếu, bệnh tật sống cô đơn.

Muốn nắm đầy đủ về các mẹ để hoàn thành bài viết, sưu tầm di ảnh của các mẹ, anh chị em phóng viên thật công phu tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về các mẹ mới có thể hình thành bài viết và sưu tầm di ảnh, hiện vật về các mẹ.

Trong 967 chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng in trong quyển sách, các mẹ sống trên cùng một vùng đất, sinh ra và lớn lên vào một thời điểm lịch sử, nhưng mỗi bà mẹ có một cuộc đời, có một hoàn cảnh sống riêng. Tuy nhiên, ở các mẹ có điểm lớn nhất, chung nhất, đó là tấm lòng yêu quê hương đất nước, tin yêu Ðảng, cách mạng và Bác Hồ. Ðó là tình yêu thương chồng con, thứ tình yêu thương thiêng liêng, máu mủ, cắt không đứt, bứt không rời, khi hoạ xâm lăng đến các mẹ tiễn đưa tất cả chồng con ra mặt trận, đánh đuổi quân thù đến giọt máu cuối cùng, bảo vệ quê hương đất nước, giành độc lập tự do.

Nghĩa cử ấy của các Mẹ Việt Nam anh hùng không có gì so sánh được. Mỗi tấm lòng các mẹ, mỗi chân dung các mẹ uy nghi, cao lớn thành những tượng đài vinh quang.

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, cuộc đời của các Mẹ Việt Nam anh hùng mang một tầm vóc vĩ đại: Cuộc đời, cuộc sống, nghĩa cử và đức độ hy sinh quên mình vì đất nước, vì dân tộc của 967 Bà mẹ Việt Nam anh hùng như ngàn hoa trong một vườn hoa của đất nước ngào ngạt sắc hương.

Việc ghi chép phản ánh 967 chân dung Bà mẹ Việt Nam anh hùng đảm bảo tính chính xác, tính chân thật cả sự kiện và tình tiết về các mẹ là việc làm đầy trách nhiệm, công phu và nghiêm túc của anh chị em phóng viên, thể hiện tình cảm đặc biệt, bằng tấm lòng trân trọng, kính yêu vô hạn đối với các mẹ.

Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Minh Hải in 967 bài chân dung và 780 bức ảnh (gồm di ảnh các mẹ qua đời và ảnh các mẹ còn sống). Ðó là một công trình mang đậm dấu ấn lịch sử, dấu ấn nhân văn. Công tác biên tập tiến hành công phu, nội dung cấu trúc theo từng thị xã, huyện, mỗi địa phương minh hoạ hình ảnh mang đặc điểm riêng; bìa cuốn sách bằng giấy cứng, in bức tượng bà mẹ là biểu tượng “Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang” (8 chữ vàng Bác Hồ tặng phụ nữ Việt Nam), quyển sách khổ 25x30, độ dày 1.037 trang, in giấy cao cấp, số lượng in 2.000 bản.

Mỗii cuốn sách được bảo vệ bằng một chiếc hộp giấy cứng, bên ngoài hàn một lớp ni-lông. Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng là một công trình tri ân đồ sộ đậm đà ý nghĩa lịch sử và nhân văn. Ðó là một tượng đài anh hùng của 967 Bà mẹ Viêt Nam anh hùng trên vùng đất cực Nam thân yêu của Tổ quốc.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức buổi lễ nghiệm thu công trình sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Minh Hải thật trang trọng. Tại buổi lễ, đại diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trao tượng trưng quyển sách cho đại diện các Mẹ Việt Nam anh hùng và triển khai kế hoạch cử các đoàn cán bộ mang sách đến từng gia đình các Mẹ Việt Nam anh hùng, trao tận tay các mẹ còn sống và đặt quyển sách lên bàn thờ các Mẹ Việt Nam anh hùng đã qua đời, đốt nén nhang tri ân đối với các mẹ.

Sách Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Minh Hải là một công trình tri ân đồ sộ, ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc./.

Phạm Văn Tri

很赞哦!(67)