Cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua,ốchộithôngquaLuậtĐầutưvàLuậtDoanhnghiệpsửađổbxh tbn2 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đã trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật đầu tư (sửa đổi).
Về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, báo cáo cho biết, có ý kiến đề nghị không quy định cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người tại Luật này vì đã được quy định tại Luật phòng chống mua bán người.
UBTVQH cho biết, trên cơ sở kết quả rà soát số lượng ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh hiện hành, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và thống nhất với các bộ, ngành hữu quan thu hẹp từ 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ xuống còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như quy định tại Điều 6 của dự thảo Luật.
Tất cả 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều này đều đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhưng được tổng hợp trong Luật đầu tư để làm rõ hơn quy định về quyền tự do kinh doanh của công dân. Do vậy, đề nghị giữ nguyên quy định về cấm mua bán người và bộ phận cơ thể người tại Luật này.
Có ý kiến đề nghị sửa đổi điểm đ thành: cấm kinh doanh mại dâm và các hoạt động kinh doanh trái thuần phong, mỹ tục.
UBTVQH cho biết, Điều 7 của dự thảo Luật đã quy định nguyên tắc về những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có khả năng ảnh hưởng đến đạo đức xã hội như kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu... Nếu những hoạt động đầu tư kinh doanh trái với thuần phong mỹ tục và có hành vi vi phạm pháp luật như hoạt động mại dâm thì cũng đã bị cấm trong Luật này và pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung con dấu
Cũng trong nay (26/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật doanh nghiệp (sửa đổi). Tại Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày nêu rõ, có ý kiến đề nghị nghiên cứu thêm để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu cũng như có biện pháp bảo đảm con dấu có giá trị pháp lý và không bị giả mạo.
UBTVQH cho biết, doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu; đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, bên đối tác đương nhiên có các biện pháp kiểm tra toàn diện về doanh nghiệp, kể cả tính xác thực của con dấu để hai bên có thể tin tưởng, ký kết, thực hiện giao dịch.
Về ý kiến đề nghị quy định rõ người có thẩm quyền quản lý con dấu trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, UBTVQH nhấn mạnh, việc quản lý, sử dụng con dấu là quyền của doanh nghiệp, được quy định trong Điều lệ công ty. Để làm rõ hơn nội dung này, dự án Luật chỉnh lý khoản 3 Điều 44 như sau: “Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty”./.
Hồng Chi