Empire777

Cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính có nhiều cơ hội để phát triển. Ảnh: ST. Sôi độngTại Việ kết quả giải bóng đá brazil

【kết quả giải bóng đá brazil】Tín dụng tiêu dùng

tin dung tieu dung huong di rong mo voi cac to chuc tin dung

Cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính có nhiều cơ hội để phát triển. Ảnh: ST.

Sôi động

Tại Việt Nam,índụngtiêudùkết quả giải bóng đá brazil tài chính tiêu dùng được thực hiện qua 3 kênh chính là: Cầm đồ, tín dụng đen; ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân; 15 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép hoạt động, các công ty tài chính không được cấp phép, các công ty tài chính Fintech. Mặc dù được đánh giá là tín dụng tiêu dùng phát triển sẽ giúp hạn chế nạn tín dụng “đen” gây nhức nhối trong xã hội, nhưng tính cạnh tranh của các công ty tài chính vẫn chưa cao.

Mặc dù vậy, những năm qua, tín dụng tiêu dùng vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo về tổng quan toàn ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam do StoxPlus thực hiện, tổng dư nợ của toàn ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam vào năm 2012 đạt 7,3 tỷ USD đã tăng đến ngưỡng 26,55 tỷ USD vào năm 2016. Tuy còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với GDP (9,8% vào cuối năm 2016) song tốc độ phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng đang tăng rất nhanh. Tại khu vực châu Á, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhất. Theo các chuyên gia, điều này có được là do Việt Nam có quy mô dân số trẻ, mức thu nhập chưa cao nhưng thị trường hàng hóa tiêu dùng lại đang thu hút sự phát triển mạnh mẽ.

Chính vì thế, tại nhiều tổ chức tín dụng, các công ty tài chính đã trở thành “điểm sáng” về kinh doanh và lợi nhuận. Tiêu biểu như tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank), tính đến hết quý I/2017, báo cáo tài chính riêng lẻ của ngân hàng này cho biết, VPBank cho vay tới hơn 117.335 tỷ đồng, trong khi công ty con là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPB FC - thương hiệu FE Credit) chỉ cho vay khoảng 34.800 tỷ đồng; nhưng trong khoản thu nhập lãi cho vay khách hàng 6.529 tỷ đồng, công ty con này đóng góp tới hơn 50%, lên tới 3.265 tỷ đồng. Điều này đã khiến công ty tài chính này đóng góp không nhỏ vào lợi nhuận của VPBank.

Nắm bắt được xu thế này, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh đi mua lại, tăng vốn cho công ty tài chính tiêu dùng. Tiêu biểu như, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã hoàn tất việc thành lập Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, tiền thân là Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel (VVF) với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB cho biết, công ty sẽ đi vào hoạt động từ quý II và bắt đầu có doanh thu từ quý III với kế hoạch lợi nhuận là trên 100 tỷ đồng, dự kiến trong năm sau lợi nhuận sẽ tăng trưởng vượt bậc.

Trước đó, thị trường cũng chứng kiến cuộc “hôn nhân” giữa Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) và Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF), sau khi chuyển nhượng 49% cổ phần cho Tập đoàn Crédit Saison (Nhật Bản), công ty đã được đổi tên thành Công ty TNHH Tài chính HD Saison (HD Saison Finance). Ngoài ra, còn có thương vụ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) mua lại Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất, chuyển thành Công ty Tài chính TNHH MTV Kỹ thương; ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) mua lại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt may…

Cẩn trọng trước những biến tướng

Nói về sự phát triển nhanh chóng của công ty tài chính, ông Đặng Thanh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tiếp thị FE Credit cho hay, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đến từ môi trường kinh tế vĩ mô, các công ty tài chính đã biết hướng tới phân khúc thị trường tiềm năng, thường không phải nhóm khách hàng đáp ứng yêu cầu vay vốn tại ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, với sự thực thi của Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN để điều chỉnh hoạt động cho vay, trong đó có cho vay tiêu dùng, các công ty tài chính đã có cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện, đưa ra những sản phẩm tín dụng phù hợp. Ngoài ra, Công ty còn hướng tới đối tượng khách hàng vùng nông thôn, nên phải mở rộng đội ngũ nhân viên kinh doanh, hợp tác với các công ty bán lẻ.

Mặc dù nhiều công ty tài chính đã tạo được hướng đi bài bản để tăng tốc cho vay tiêu dùng. Nhưng trước sự phát triển vượt bậc của tín dụng tiêu dùng, chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa đã cho rằng, tốc độ tăng cho vay tiêu dùng trên GDP là quá nhanh, trong khi huy động tiết kiệm chưa tốt. Thậm chí, theo ông Nghĩa, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP ở Việt Nam cao hơn nhiều nước Âu, Mỹ là không bình thường. “Hoạt động cho vay này tại Việt Nam chủ yếu là mua nhà và ô tô, nhưng một số tập đoàn bất động sản biến tướng cho cán bộ nhân viên vay mua nhà của chính mình, tạo nhu cầu ảo, không tạo ra thanh khoản thực sự trên thị trường. Do đó, nếu không giám sát thì tín dụng tiêu dùng sẽ có sự biến tướng”, ông Nghĩa nêu rõ.

TS. Lê Xuân Nghĩa đề xuất cần phải phát triển tín dụng tiêu dùng một cách bài bản, ít nhất là một dạng kinh doanh có điều kiện, có đăng ký, kế toán, nộp thuế, giám sát, điều kiện tối thiểu, lãi suất cho tự do... Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Đề án 1726), các chuyên gia đã nhận xét, đây là đề án có tác động rất tích cực nên cần được thực hiện quyết liệt, bên cạnh đó, Việt Nam cần hình thành phát triển tài chính toàn diện, để mọi nhu cầu vay vốn được đáp ứng một cách hiệu quả, an toàn. Nhờ đó, hệ thống ngân hàng sẽ có thêm nguồn lực, lợi nhuận để phát triển, đầu tư hiệu quả hơn.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap