Thiếu vắng doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa | |
Covid-19 và khả năng phục hồi của khối doanh nghiệp tư nhân | |
Vì sao doanh nghiệp tư nhân không mặn mà đầu tư vào đường sắt?ởcơchếchokhuvựcdâtrận đấu napoli gặp juventus | |
Thủ tướng: “Quả đấm thép” có thể là doanh nghiệp tư nhân |
Ảnh minh họa: ST |
Cụ thể, về số liệu nộp ngân sách, kết quả cho thấy khu vực DN dân doanh là khu vực có đóng góp ngân sách nhiều nhất, vượt xa các khu vực còn lại, kể cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, số nộp ngân sách nhà nước của DN nhà nước năm 2018 là 267.982 tỷ đồng, của DN cổ phần có vốn góp nhà nước là 99.729 tỷ đồng, của DN có vốn đầu tư nước ngoài là 186.371 tỷ đồng và riêng DN dân doanh lên tới 365.422 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Chính phủ, DN dân doanh là khu vực nắm giữ tổng tài sản lớn nhất (gấp 9 lần tổng tài sản của DN nhà nước, gấp 34 tổng tài sản của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước; gấp 5 lần tổng tài sản của các DN có vốn đầu tư nước ngoài); vốn chủ sở hữu lớn (gấp 6 lần tổng vốn chủ sở hữu của DN nhà nước, gấp 29 tổng vốn chủ sở hữu của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước; gấp 3 lần tổng tài sản của các DN có vốn đầu tư nước ngoài); có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước.
Đóng góp ngân sách nhiều nhất, tuy nhiên, điều đáng chú ý là mới chỉ có 38% số DN dân doanh hoạt động có lãi. Không ít chuyên gia khi nhìn vào những con số trên đưa ra nhận định, khu vực tư nhân còn nhiều dư địa để phát triển, để đóng góp nhiều hơn vào công cuộc xây dựng đất nước.
Trên thực tế muốn thúc đẩy khối DN tư nhân phát triển, điều tiên quyết đầu tiên không thể trì hoãn là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ các thủ tục hành chính chồng chéo, mâu thuẫn. Ở góc độ này, mới đây Chính phủ đã nhìn nhận nghiêm túc và có báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước gửi Quốc hội.
Tuy nhiên, những đánh giá của Quốc hội cũng chỉ ra những bất cập. Cụ thể, hệ thống pháp luật vẫn còn cồng kềnh, phức tạp với số lượng lớn văn bản dưới luật, nhất là văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ. Một số quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn; tính khả thi, tính dự báo chưa cao, ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống pháp luật. Một số quy định chưa đáp ứng yêu cầu “chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu” theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến việc hiểu, áp dụng không thống nhất…
Không phải câu chuyện mới nhưng ở thời điểm hiện tại, rõ ràng mấu chốt đặt ra vẫn là phải đẩy mạnh hơn nữa cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; rà soát, tiến tới nhanh chóng sửa đổi các quy định bất hợp lý... Bên cạnh đó, đương nhiên ở góc độ bản thân DN cũng cần nâng cao hơn nữa tính chủ động, cải thiện năng lực cạnh tranh để sẵn sàng tận dụng tốt các cơ hội mở ra.
Làm được những điều này, tin rằng khối DN tư nhân có thể “rộng đường” phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc đưa Việt Nam tiến lên thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.