Empire777

Đại diện Ban Tổ chức giải đáp vướng mắc cho DN tại hội nghị. Ảnh T.D Cụ thể, trả lời vướng mắc của lyon – clermont

【lyon – clermont】DN còn lúng túng với các chính sách mới về bảo hiểm, lao động

dn con lung tung voi cac chinh sach moi ve bao hiem lao dong

Đại diện Ban Tổ chức giải đáp vướng mắc cho DN tại hội nghị. Ảnh T.D

Cụ thể, trả lời vướng mắc của Công ty TAMSUI Việt Nam, Công ty TNHH Tuyến Container T.S.VN, Ngân hàng TNHH CTBC – chi nhánh TP.HCM và một số DN khác liên quan đến quy định mới của bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài, bà Trần Ngọc Giao Châu, Trưởng Phòng Khai thác và thu nợ, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, hiện nay, lao động là người nước ngoài có nhiều hình thức như: Lao động được cấp giấy phép làm việc thông qua giao kết hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ DN theo dạng phái cử, đi thực hiện công tác chuyên môn, việc cấp bách một thời gian...Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định này có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2018.

dn con lung tung voi cac chinh sach moi ve bao hiem lao dong

Đại diện Công ty TNHH Bureau Veritas CPS Việt Nam nêu vướng mắc tại hội nghị. Ảnh T.D

Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng dự thảo nghị định quy định về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động là người nước ngoài để trình Chính phủ. Việc đóng bảo hiểm xã hội cho lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi có nghị định hướng dẫn và chỉ áp dụng đối với những quốc gia có ký hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội với Việt Nam.

Đối với chế độ bảo hiểm y tế, theo quy định, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, có hưởng tiền lương tại Việt Nam thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này là 4,5% tiền lương, tiền công tháng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%. Trường hợp mức tiền lương, tiền công cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm y tế bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Bên cạnh đó, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho lao động ký hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng theo quy định mới cũng là vấn đề được nhiều DN tham gia hội nghị đối thoại quan tâm.

Giải đáp vướng mắc này của các DN, đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, căn cứ Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực từ 1/1/2018 tới . Bảo hiểm xã hội TP.HCM cũng lưu ý DN, Bộ luật Lao động hiện hành không quy định hợp đồng thực tập, trường hợp người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật thì không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Liên quan đến vướng mắc về việc sử dụng lao động cao tuổi của Công ty TNHH May Shin Dong, ông Nguyễn Bảo Cường, Phó trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở Lao động, Thương binh, Xã hội TP HCM cho biết, theo quy định tại điều 166, Điều 167 Bộ Luật Lao động thì người cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi quy định tại điều 187 của Bộ Luật này. Theo đó, người cao tuổi được rút ngắn thời gian làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.

Trong trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động cao tuổi đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới với các nội dung phù hợp với quy định của pháp luật lao động đối với người lao động cao tuổi nêu trên. Ngược lại nếu DN không có nhu cầu thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngoài ra, tại hội nghị, các vướng mắc liên quan đến chế độ hưu trí cho người lao động, cách báo tăng giảm bảo hiểm xã hội mới nhất, các vấn đề thuộc đơn vị quản lý về lao động tiền lương, việc làm, an toàn lao động, giáo dục nghề nghiệp… cũng được Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM giải đáp thỏa đáng cho các DN.

Thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, cả nước đang có khoảng 84.000 lao động người nước ngoài, đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số lao động đến từ châu Á, có gần 26.000 người mang quốc tịch Trung Quốc (chiếm 30,9%), hơn 15.300 người Hàn Quốc, gần 10.800 người Đài Loan (Trung Quốc), gần 8.000 người Nhật Bản. Còn lại, gần 19.000 người đến từ châu Âu và hơn 4.700 người đến từ các châu lục khác. Hiện có 78.000 lao động người nước ngoài thuộc diện cấp phép, hơn 5.600 người không thuộc diện cấp phép.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap