【kết quả bóng đá u21 việt nam】Bệnh “nghiện quản lý” làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế

benh nghien quan ly lam giam tinh canh tranh cua nen kinh te

Đảm bảo tính cạnh tranh bao hàm cả ý nghĩa phải tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN hoạt động. Ảnh: H.Anh.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề cập vấn đề này tại Diễn đàn chính sách cạnh tranh quốc gia được tổ chức sáng 3/10.

Cơ quan cạnh tranh phải độc lập

Phát biểu tại diễn đàn,ệnhnghiệnquảnlýlàmgiảmtínhcạnhtranhcủanềnkinhtếkết quả bóng đá u21 việt nam TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cạnh tranh là nền tảng, là linh hồn của kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh càng lớn, càng công bằng càng thể hiện cấp độ phát triển của thị trường. Cạnh tranh cũng là nền tảng để thúc đẩy phân bố nguồn lực hiệu quả.

Chuyên gia này nhấn mạnh, “đừng sợ cạnh tranh và đừng lo lắng quá nhiều về cạnh tranh, bởi nền kinh tế nhờ cạnh tranh sẽ đạt được nhiều hiệu quả từ việc nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, từ đó, năng suất lao động được cải thiện”. Luật Cạnh tranh và các chính sách về cạnh tranh cần phải kiểm soát được hành vi độc quyền, loại bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của DN.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM cho rằng, chính sách cạnh tranh tốt có nghĩa là hành vi phản cạnh tranh (bao gồm những quy định bất hợp lý làm gia tăng chi phí, rào cản gia nhập thị trường và hạn chế sự sáng tạo; đối xử không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hoặc ưu ái thành phần này hơn thành phần kia) phải được kiểm soát; hành vi cạnh tranh lành mạnh phải được duy trì và thúc đẩy.

Liên quan đến tính độc lập của cơ quan này, theo chuyên gia Phan Đức Hiếu, có thể cơ quan cạnh tranh quốc gia trực thuộc bộ nhưng cần có điều khoản rõ ràng cấm bộ can thiệp vào hoạt động của cơ quan này. Ở một số nước, cơ quan này không thuộc bộ hoặc cơ quan ngang bộ để đảm bảo tính độc lập cả về hình thức và thực tế.

Bình luận về vấn đề tính độc lập của cơ quan cạnh tranh trong Dự thảo sửa đổi Luật Cạnh tranh, ông Phan Đức Hiếu cho biết, Dự thảo Luật Cạnh tranh quy định: cơ quan cạnh tranh quốc gia là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về cạnh tranh, có nhiệm vụ tổ chức điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế và các nhiệm vụ khác…

“Cơ quan cạnh tranh quốc gia phải là cơ quan độc lập trong mọi trường hợp, kể cả khi “nằm” trong Bộ, chứ không phải là một cơ quan trực thuộc có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho bộ như dự thảo Luật”, ông Hiếu nói.

Đồng thời, Phó viện trưởng CIEM cũng cho rằng, vai trò phản biện chính sách cạnh tranh của cơ quan cạnh tranh gần như vắng bóng trong dự thảo luật. Do đó, cần phải bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ này cho cơ quan cạnh tranh để bảo đảm kiểm soát được quy định cản trở hoặc làm méo mó cạnh tranh.

Liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, TS. Nguyễn Đình Cung cũng nhấn mạnh, đảm bảo tính cạnh tranh bao hàm cả ý nghĩa phải tạo ra được môi trường thuận lợi cho DN hoạt động, cắt giảm tối đa các điều kiện kinh doanh gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì thế, cần phải tiếp tục điều chỉnh luật pháp, chính sách về cạnh tranh để quy mô, cường độ của cạnh tranh được tăng lên. Để làm được điều này phải loại bỏ rào cản, điều kiện kinh doanh bất hợp lý; xóa bỏ những phân biệt đối xử…

Kiểm soát quá mức sẽ thúc đẩy “kinh tế ngầm”

Bình luận về vấn đề này theo thực tiễn tại Việt Nam, ông Đậu Anh Tuấn, Truởng ban Pháp chế, VCCI cho rằng, hiện nay ở Việt Nam có thói quen cố hữu là các cơ quan quản lý dường như luôn bị ám ảnh về nhu cầu quản lý, hay nói cách khác là bị “bệnh nghiện quản lý”, như đánh giá của một số chuyên gia.

Chuyên gia này nhấn mạnh, thực ra quản lý nhà nước không hề rẻ, thậm chí rất đắt đỏ. Bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước hiếm khi biết được những gánh nặng hành chính từ các quy định, luật lệ của Nhà nước tác động lên DN cũng như ít có cơ hội nhận biết được những lợi ích to lớn của quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính đem lại.

“Những quy định pháp luật, giải pháp quản lý nhà nước không thể đem lại lợi ích cho các DN và thị trường, sàng lọc “người chơi”, bảo vệ trật tự thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, khi Nhà nước can thiệp vào thị trường, can thiệp vào hoạt động của các DN bằng các công cụ quản lý của mình như cấp phép, đặt ra điều kiện… luôn làm phát sinh các phí tổn (trực tiếp và gián tiếp). Trong đó, chi phí gián tiếp có thể làm giảm tính cạnh tranh, sụt giảm các hoạt động đầu tư, từ đó làm chậm quá trình điều chỉnh cơ cấu và tăng truởng sản xuất”, ông Đậu Anh Tuấn nói. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, thường rất khó để nhận ra những tác động tiềm ẩn và tiêu cực của các khoản chi phí gián tiếp này.

Theo một nghiên cứu của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (ICF) từ năm 2003 cho thấy, chính sự kiểm soát quá mức, quá tập trung tại Việt Nam đã khuyến khích hoạt động không chính thức, thúc đẩy “tính ngầm” của nền kinh tế. Sự kiểm soát quá mức kèm theo những thủ tục hành chính không phù hợp và quá phức tạp có khả năng góp phần làm tăng hoạt động không chính thức.

“Không những thế, các quy định không phù hợp với thực tiễn, quá khắt khe đang tạo ra tình trạng lưỡng nan cho nhà kinh doanh. Cụ thể, nếu tuân thủ đúng thì không thể cạnh tranh đựoc vì vi phạm trên thực tế là quá nhiều, nhưng nếu không tuân thủ thì nguy cơ bị coi là vi phạm pháp luật luôn lơ lửng trên đầu, họ như là con tin của nhiều công chức “nhiều quyền, thiếu tâm”, ông Đậu Anh Tuấn lo ngại.

Đặc biệt, theo ông Tuấn, một nguy cơ nữa với nhà kinh doanh trong “hàng rừng các quy định” là, DN càng nổi, càng thành công thì càng rủi ro. Bởi khi DN kinh doanh lớn thì dễ bị chú ý, làm ăn bài bản thì thiệt thòi, sẽ tạo ra tâm lý phổ biến nằm lòng của nhà kinh doanh là “khôn dựng trại, dại dựng nhà”. Thực tế “chối bỏ thành công” này đang hình thành văn hóa kinh doanh “nhì nhằng” và động lực chuyển các hoạt động kinh doanh về dưới dạng không chính thức, lâu dần tảng băng “kinh tế ngầm” lớn dần.

Nhấn mạnh cần phải tiếp tục cải cách điều kiện kinh doanh bởi việc cải cách điều kiện kinh doanh trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả mong muốn, ông Tuấn cho rằng để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách điều kiện kinh doanh thì phải hành động thưc chất và quyết liệt. Cần có cơ chế xử lý cơ quan, bộ ngành không bãi bỏ điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đã yêu cầu và giám sát việc sinh thêm giấy phép mới. Chỉ cần thực hiện hết các giải pháp nêu tại Nhị quyết 19 của Chính phủ ban hành hàng năm đã có thể tạo ra thay đổi lớn.