Chủ trì buổi họp báo,ầnthiếtxâysânbayLongThànhđểgiảmtảichoTânSơnNhấchelsea vs man city trực tiếp ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có công suất thiết kế 20 triệu hành khách/năm, nhưng đã trở nên quá tải (năm 2013 phục vụ 20.035.000 hành khách) nên đang tiếp tục cải tạo mở rộng để nâng công suất lên 25 triệu hành khách/năm.
Dự kiến sau năm 2017, sân bay Tân Sơn nhất sẽ quá tải và việc mở rộng nâng công suất của cảng hàng không này để đáp ứng nhu cầu đón 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2025 đến 2030 là không khả thi với rất nhiều lý do. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Tân Sơn Nhất quá tải thì việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cần thiết.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng cho hay, việc hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ khu vực là một thực tế mang tính chiến lược thúc đẩy phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam. Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án đảm bảo diện tích 5.000 ha để xây dựng thành một cảng hàng không quốc tế hiện đại, có công suất 100 triệu hành khách/năm.
Nhấn mạnh thêm về vị trí quy hoạch sân bay Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai, GS-TS. Lã Ngọc Khuê – Cố vấn của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho hay: So với các nước trong khu vực, có thể nói ít có sân bay nào có lợi thế tuyệt vời như Long Thành như: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối thuận tiện với các hệ thống giao thông đường cao tốc, đường sắt, đường biển… thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP.HCM.
Phát biểu trước báo giới, GS-TS. Lã Ngọc Khuê, bày tỏ: Những năm gần đây, chủ trương của Nhà nước cắt giảm đầu tư công để nền tài chính quốc gia đảm bảo an toàn, nhưng không có nghĩa cắt giảm là chúng ta không đầu tư gì cả. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng, nếu chúng ta không đặt ra chiến lược phát triển, không chuẩn bị sẵn sàng cho đầu tư thì lúc đó sẽ ra sao. Cần thấy rõ vấn đề của dự án sân bay Long Thành không chỉ ở khía cạnh phục vụ hành khách, mà cảng hàng không quốc tế này sẽ đem lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội và còn là tác nhân thúc đẩy phát triển vùng sản xuất, phân phối hàng hóa ra quốc tế với rất nhiều tiềm năng, lợi thế…
Theo quy hoạch được phê duyệt, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được phân kỳ đầu tư gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm nhằm hỗ trợ việc quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất; giai đoạn 2 nâng công suất hành khách lên gấp đôi và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm; giai đoạn 3 nâng công suất lên 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự ước tổng mức đầu tư cho riêng giai đoạn 1 khoảng 165.000 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD); trong đó giai đoạn 1a sẽ đầu tư khoảng 5,7 tỷ USD, mở cửa đón khách vào năm 2023 và sau đó 2 năm sẽ tiếp tục hoàn thành giai đoạn 1b.
Có thể nói, về nguồn vốn đầu tư, tính hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ vay…. là những vấn đề được báo giới quan tâm và đặt câu hỏi chất vấn nhiều nhất tại buổi họp báo này.
Trước khi trả lời về vấn đề nguồn vốn đầu tư cho dự án, ông Nguyễn Nguyên Hùng – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nhắc lại cụm từ đây là “dự án tiền khả thi” để trình Quốc hội xin chủ trương, nên chưa thể cụ thể hóa được từng khoản vốn, từng nhà đầu tư được.
Phân tích thêm về nguồn vốn đầu tư, ông Nguyễn Nguyên Hùng, giải thích: Về nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phần kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn, hay xây văn phòng làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước, đền bù giải phóng mặt bằng (vốn ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 14,6% dự án); còn lại là huy động từ trái phiếu Chính phủ, vốn vay ODA chiếm khoảng 30% và vốn huy động từ các doanh nghiệp, xã hội hóa… Trong đó, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam sẽ vay lại vốn ODA của Chính phủ và nhận tự hoàn trả phần vốn này./.
Hùng Nguyên