【soi kèo roma】Người con của Hậu Giang kể về những chuyến tàu không số
Cách đây hơn 60 năm,ườiconcủaHậuGiangkểvềnhữngchuyếntukhngsốsoi kèo roma khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn đầy cam go, ác liệt, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở tuyến đường vận tải chiến lược trên biển - đường Hồ Chí Minh trên biển, để tổ chức tàu - “Đoàn tàu không số” chi viện vũ khí, thuốc men, nhân lực cho miền Nam. Đây là quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, táo bạo, sáng suốt và lòng quả cảm của những người con trên các đoàn tàu khi ấy thật không bút mực nào tả hết...
Trong số những người con yêu nước ấy có thanh niên Nguyễn Đắc Thắng, quê ở ấp 4, xã Long Trị (nay là ấp 4, xã Long Trị A), thị xã Long Mỹ.
Thuở niên thiếu Đắc Thắng làm du kích đánh giặc ở quê nhà, đôi mươi lên tàu đi tập kết ra Bắc và khi Tổ quốc gọi tên, anh sẵn sàng cùng đồng đội đối mặt với sóng to, gió lớn, sống chết gang tấc để mang đạn dược cho miền Nam ruột thịt.
Thanh niên ấy giờ đã gần 90 tuổi đời, 65 tuổi Đảng, ngực đỏ huân chương, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngồi nghe Anh hùng kể, có những chuyện không tin vào tai mình nhưng đó là sự thật.
Con đường lịch sử
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước ta tạm thời chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơnevơ, ra sức đàn áp, khủng bố, thực hiện “tố cộng - diệt cộng”, đặt cách mạng miền Nam trước muôn vàn khó khăn, nguy hiểm.
Trước tình hình đó, ngày 13-1-1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa II quyết định chuyển hướng cách mạng miền Nam từ đấu tranh chính trị sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Thực hiện Nghị quyết 15, cách mạng miền Nam tập trung đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang; chuyển thế từ bị truy lùng ráo riết sang chủ động tiến công địch cả về chính trị, quân sự.
Để kịp thời chi viện cho các chiến trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, sau khi nghiên cứu, thử nghiệm, rút kinh nghiệm và chuẩn bị về mọi mặt, ngày 23-10-1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra quyết định thành lập Đoàn vận tải quân sự 759 (đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay), mở tuyến đường vận tải chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, táo bạo, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ.
Quá trình xây dựng, phát triển đường Hồ Chí Minh trên biển trải qua nhiều giai đoạn, gắn liền với các thời kỳ phát triển của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua sóng to, gió lớn của biển cả, sự bao vây, lùng sục gắt gao, đánh phá ác liệt của lực lượng hải quân, không quân Mỹ - ngụy được trang bị phương tiện kỹ thuật, vũ khí hiện đại và đến đích an toàn. Các “Đoàn tàu không số” rất mưu trí, sáng tạo tìm ra mọi phương thức vận chuyển hiệu quả như: Địch phong tỏa biển gần, đường trong, ta đi biển xa, đường ngoài; địch phong tỏa theo tuyến biển dài, ta đi phân đoạn; địch ngăn chặn tuyến này, bến này, ta mở ra tuyến khác, bến khác… Đồng thời, tổ chức tiếp nhận, hoán cải phương tiện, kết hợp với ngụy trang, nghi binh, trà trộn vào các tàu, thuyền đánh cá của ngư dân, giữ bí mật, bất ngờ để vào bến nhanh, quay vòng tăng chuyến, bảo đảm an toàn, hiệu quả…
Nghe Anh hùng kể chuyện
Khi còn là thiếu niên, Đắc Thắng đã giàu lòng yêu nước nên rất tích cực trong nhiệm vụ giao liên cho Huyện đội Long Mỹ vào những năm sau 1950; rồi được rút về công tác ở Tỉnh đội Rạch Giá, Tỉnh đội Sóc Trăng. Năm 1954, 20 tuổi, Thắng lên tàu lớn ra Bắc tập kết.
Tròng trành khơi xa nhiều ngày, chàng thanh niên của vùng đất Hậu Giang anh hùng cũng đến nơi. Những ngày giữa trùng khơi, Thắng đâu ngờ mình còn nặng nợ với biển đảo quê hương.
“Ra đó, tôi ở Đại đội 17, Tiểu đoàn pháo 120 ly, Trung đoàn 2, thuộc Sư 330 do Sư trưởng Đồng Văn Cống chỉ huy, đóng ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, công việc là ngày đêm tập luyện để chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Đến năm 1960 thì được trên điều đi học ở một đơn vị huấn luyện hải quân”, ông Thắng nhớ lại.
- Khi ấy ông được học và thực hành những gì?
- Tôi học làm cán bộ thuyền; điều khiển, sửa chữa thuyền và thực hành trên tàu nhỏ.
- Ông có biết mình học rồi sau này sẽ làm gì không?
- Không biết đâu, trách nhiệm của đảng viên là phải nghiêm túc học tập thôi.
Ra trường, ông Thắng và đồng đội được điều về Hà Nội… nghỉ ngơi. Tại đây, ông cũng không biết mình sắp làm gì cho cách mạng; suốt thời gian này, anh em đơn vị được ra bên ngoài ăn uống nhưng khi về, cho dù là người thân nhất cũng không được tiễn đến nơi ở, mọi thứ phải tuyệt đối bí mật.
Một ngày tháng 6-1963, ông Nguyễn Đắc Thắng nhận lệnh lên tàu bí số 67, ở bến Đồ Sơn, làm Thuyền phó, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí vào Nam. Từ đây đến gần cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông không biết đã nếm bao nhiêu gian khổ nhưng lắm đỗi tự hào.
Trên chiếc tàu sắt 200 tấn chở gần 100 tấn súng, đạn, ông cùng 17 đồng đội rẽ sóng ròng rã 7 ngày 7 đêm từ Hải Phòng về tận Cà Mau thành công. Chuyến đầu tiên thu kết quả cao tạo khí thế cho bộ đội ta nhanh chóng vượt trùng khơi trở ra để tiếp tục nhận hàng.
Nói thì dễ nhưng là cả một quá trình đêm ngày xuyên đại dương. Là Thuyền phó được giao nhiệm vụ thủy văn, thiên văn, liên lạc, ông Thắng phải có các thông tin về thời tiết để tàu di chuyển an toàn; cũng phải đảm bảo trong liên lạc để giao hàng hay cùng đồng đội tổ chức né tránh địch… Có chuyến phải đi vòng qua hải phận nước bạn để tránh kẻ thù, tránh bão, mất nhiều thời gian.
Gian khổ chưa dừng lại với những người lính hải quân yêu nước khi năm 1967, lúc tàu của ông chuẩn bị giao vũ khí ở bến Sa Huỳnh, Quảng Ngãi (lúc này ông là Thuyền trưởng) thì bị địch phát hiện, bao vây.
Không ngại mưa bom bão đạn, ông và đồng đội vừa cho tàu tiến thẳng vào bờ vừa tổ chức bắn trả. Nhận thấy không thể chống lại chúng, ông lệnh cho đồng đội (bị thương phần mềm) nhảy xuống biển, bơi vào bờ; sau đó ông cũng lao mình, khi ở khoảng cách an toàn thì điểm hỏa hủy tàu (ông bị chấn thương). 64 tấn súng đạn là biết bao nhiêu tấm lòng của người dân miền Bắc gửi gắm phải chìm dưới biển cả.
“Chúng tôi được giao nhiệm vụ chuyển vũ khí đến nơi an toàn, khi bị địch phát hiện, nếu không thể thì phải hủy tàu, không để vũ khí rơi vào tay giặc”, ông Thắng kể, rồi trầm buồn khi nhắc lại lúc đó còn 3 chiến sĩ trên tàu, vì bị thương nặng nên không thoát được, đành về với biển mẹ bao la.
Có đến 2 lần như thế khi ông Đắc Thắng và đồng đội bị phát hiện vận chuyển vũ khí và đều ở bến Sa Huỳnh. Lần sau là tàu bí số 43 với 164 tấn đạn bom phải phá hủy…
Hành trình vượt biển của ông Thắng tính bằng năm chứ không phải ngày tháng. Trong suốt quá trình ấy, ông và đồng đội đúc kết không biết bao nhiêu kinh nghiệm quý để tránh địch, tránh bão mà sống sót. Ông Thắng kể: Bão thì vô các đảo trú ẩn, chạy tàu đường vòng; phải dừng hay chạy thật nhanh để tránh đối đầu với địch…
Từ khi Mỹ đưa Hạm đội 7 vào tham chiến ở Việt Nam thì hoạt động vận chuyển vũ khí bằng tàu sắt của ông thêm khó khăn; cả khi dùng phương tiện để liên lạc cũng bị lực lượng của Hạm đội trên bắt sóng, tổ chức truy bắn, tình hình vô cùng khó khăn.
Nhưng đó chỉ làm cho ý chí của Bộ đội Cụ Hồ thêm mạnh mẽ, sáng tạo. Sau thời gian nghiên cứu, Quân khu 9 đề xuất cấp trên và được chấp thuận cho mua tàu gỗ sửa thành 2 đáy, làm giả các loại giấy tờ của tàu và thủy thủ để tiếp tục nhiệm vụ.
Vậy là Nguyễn Đắc Thắng có thêm tên mới Nguyễn Văn Chính cùng “ngư dân” ngược xuôi an toàn 5 chuyến hàng Bắc Nam trên “tàu cá” tải trọng chỉ vài chục tấn.
Vị Anh hùng này nhớ lại: Cải trang thành ngư phủ thì râu tóc dài thòn, đen đúa, mặc áo bà ba; tàu có 2 đáy, đáy trên đựng hải sản, dưới chất đầy vũ khí. Tàu gỗ không được trang bị phương tiện liên lạc, chúng tôi phải nghe Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin về thời tiết, chỗ nào an toàn là cặp bến. “Thời tiết được nhà đài thông báo phải ngầm hiểu là có địch hay không”, ông tiết lộ.
Những chuyến an toàn của tàu gỗ không có nghĩa là không gặp với địch. Ông Chính kể có lần đi “đánh cá” bị địch kiểm tra. Lúc này cả tàu bình tĩnh đối phó với việc giao giấy tờ và kèm bên dưới một ít tiền; kiểm tra một chốc chúng cho đi còn không quên xin nhiều ký khô mực…
Chị Đặng Thùy Trâm và vợ
Đời thủy thủ của ông Đắc Thắng không chỉ đạn và thù mà còn là những lần thề hẹn; được chị Đặng Thùy Trâm giúp đỡ, chăm sóc.
Chuyện là sau 6 tháng nhận nhiệm vụ thì đầu năm 1964 ông gặp được ý trung nhân ở rừng đước Năm Căn - vợ sau này của ông, làm chị nuôi ở Đoàn 962, Quân khu 9.
Đại gia đình ông Nguyễn Đắc Thắng sau năm 1975.
Sau vài lần gặp mặt, ông bà thống nhất gặp chỉ huy Đoàn 962 và xin lý lịch bà về trình với chỉ huy của ông để xây dựng gia đình. Khi tất cả thống nhất, định lần chuyển đạn sau sẽ thành hôn, nhưng chiến tranh thì không thể biết trước được gì.
Những lần chuyển hàng khó khăn, những đợt địch hành quân càn quét, ông bà ngày càng xa cách. “Có lần bà xã tương lai đi tìm tôi, bị trúng đạn của địch, chết giấc rất lâu, chuẩn bị liệm thì trở mình sống lại”, Anh hùng Nguyễn Văn Chính kể lại mà mắt lưng tròng…
Như nối tiếp mạch cảm xúc, ông Thắng kể về chuyện gặp bác sĩ Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi.
Đó là lần đầu tiên điểm hỏa phá hủy tàu 67, đồng đội cùng nhau bơi vào đất liền, đi bộ một khoảng thì gặp phía ta, sau khi hỏi kỹ lưỡng thì họ đưa về đơn vị - trạm xá chăm sóc, chỉ huy ở đây là bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Trong ký ức của mình, vị Anh hùng này kể lại: Ở đây khoảng 3-4 người; bác sĩ Trâm đẹp gái, rất nhiệt tình, yêu thương bộ đội… Tôi và anh em dưỡng thương hơn 1 tháng thì bắt liên lạc về Bắc, trước khi về còn nhận nhiệm vụ cao cả của bác sĩ Trâm là phải mang thư về tận Hà Nội báo tin với bố mẹ chị rằng con ở đây vẫn an toàn…
- Về Bắc bằng cách nào ông?
- Phải đi bộ vượt Trường Sơn. Tôi và anh em phải băng rừng, vượt núi 3 tháng trời ròng rã mới về tới Hà Nội.
- Ông có đưa thư giúp bác sĩ Trâm không?
- Có chứ, tôi đưa tận nhà luôn…
Gian khổ trên đường Trường Sơn không kém những tháng ngày lênh đênh biển cả. Tuy dọc đường vẫn được ăn uống nhưng đâu đủ no. Ai khỏe thì đi nhanh, chậm thì ra Bắc trễ hơn. Những lúc quá đói phải đào củ rừng nấu đi nấu lại nhiều lần để bớt độc mà ăn lót dạ.
Lần thứ 2 điểm hỏa hủy tàu 43, Anh hùng Nguyễn Văn Chính và đồng đội lại tìm về trạm xá, nhưng lần này vắng bóng người xưa… Rồi lần nữa ông phải 3 tháng vượt ngàn để về với đơn vị, tiếp tục nhiệm vụ vì miền Nam ruột thịt…
Sau đó, những chuyến hàng vào Nam năm 1972 ông gặp được “chị nuôi Đoàn 962”, vui, vui đến vỡ òa… Và từ thời gian đại hỷ, ông được ở đất liền thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tham mưu cho thủ trưởng.
Ông bà Nguyễn Đắc Thắng có 3 người con nay đều trưởng thành. Bà là nữ tù chính trị, là thương binh, nay quên hết ký ức…
Trong câu chuyện của Anh hùng đầy bi hùng kể, có lúc ông phải dừng lại vì nghẹn ngào. Ông khóc vì quá khứ ùa về, vì cuộc kháng chiến này quá tàn khốc…
Rồi Anh hùng Nguyễn Đắc Thắng - Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh: Nếu Đảng, Bác Hồ không tổ chức kịp những chuyến tàu này thì giải phóng miền Nam chậm hơn; đây là quyết định chiến lược mang tầm vóc lịch sử và lịch sử được tô thắm hơn bởi những con người kiên cường, quyết tâm sắt đá, không sợ hy sinh, tất cả vì miền Nam, vì một Việt Nam thống nhất, tự do.
* *
*Hơn 60 năm trôi qua nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử từ kỳ tích của đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn còn nguyên giá trị, mang tính thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền biển đảo hôm nay và mai sau.
Từ chức vụ Thuyền phó đến Tham mưu phó Trung đoàn, ở cương vị nào ông Nguyễn Đắc Thắng cũng nêu cao tinh thần quyết tâm, dũng cảm, mưu trí vượt qua khó khăn, nguy hiểm, mang hàng tới đích. Tổng cộng ông đã chỉ huy trên 10 chuyến chở vũ khí vào chiến trường miền Nam an toàn. Ghi nhận những cống hiến to lớn của ông, ngày 6-11-1978, ông Nguyễn Đắc Thắng - Nguyễn Văn Chính vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. |
Từ năm 1961-1975, trên những “chuyến tàu không số” ta tổ chức được 1.879 lượt tàu thuyền, vận chuyển 152.876 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh, 80.026 cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam. |
TRÍ THỨC - PHẠM QUỲNH