【trận đấu câu lạc bộ bóng đá puebla】Giải pháp tình thế của người nuôi heo

Chị Phạm Thị Thu Sương,p ttrận đấu câu lạc bộ bóng đá puebla ấp 5, xã Đồng Tâm (Đồng Phú) cho biết: “Từ đầu năm 2017, giá heo hơi bất ngờ giảm mạnh. Lúc đó nhà tôi có 80 con chuẩn bị xuất bán nhưng thương lái chỉ trả 26 ngàn đồng/kg. Trong khi để nuôi 1 con heo nặng 100kg, tôi phải chi phí khoảng 3 triệu đồng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc). Với giá này, mỗi con heo tôi lỗ khoảng 400 ngàn  đồng. Vì vậy, gia đình quyết định đưa đi giết mổ rồi đem bán. Chi phí giết mổ mỗi con heo hiện nay 100 ngàn đồng; 100kg heo hơi cho ra gần 75kg thịt thành phẩm. Gần 1 năm nay, mỗi ngày gia đình tôi giết mổ 2 con heo đưa đi bán, sau khi trừ chi phí, một con heo bán được khoảng 5 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với bán heo hơi”.

Mỗi ngày, gia đình chị Phạm Thị Thu Sương ở ấp 5, xã Đồng Tâm giết mổ hai con heo và đem đi bán thịt thành phẩm

Thịt heo của hộ chị Sương không qua khâu trung gian nên giá khoảng 45-75 ngàn đồng/kg tùy loại (rẻ hơn so với thị trường). Khi đưa vào lò mổ, heo của gia đình được ngành thú y kiểm tra, kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên cũng như những người chăn nuôi heo, chị hiểu rõ lợi nhuận từ bán thịt thành phẩm cao, song đây chỉ là giải pháp tình thế. Vì thế, người nuôi heo đều mong giá heo hơi sớm ổn định để tiếp tục gây đàn.

Từ đầu năm 2017, cứ 2 tháng gia đình ông Nguyễn Viết Soan, ấp Suối Binh, xã Đồng Tiến (Đồng Phú) xuất bán khoảng 20 con heo, mỗi đợt bán ông lỗ 10 triệu đồng nhưng không bán thì không có vốn để tiếp tục nuôi. Trước đây, trại heo của ông có hơn 100 con nhưng do thua lỗ, giá heo hơi không có dấu hiệu phục hồi nên ông Soan phải giảm đàn, đến nay trại chỉ còn 50 con trọng lượng trên dưới 100kg/con. Ông Soan chia sẻ: “Từ tháng 7 năm ngoái, gia đình quyết định tự đưa heo đi giết mổ, trực tiếp bán thịt thành phẩm tại các chợ nông thôn, rồi liên hệ với những hộ ở địa bàn có nhu cầu làm tiệc tùng. Sức tiêu thụ thịt heo trên thị trường vẫn rất lớn, mỗi ngày tôi bán hết 1 con, dù bán với giá rẻ hơn thị trường khoảng 15 ngàn đồng/kg nhưng mỗi con tôi vẫn lời hơn 2 triệu đồng. Điều mà người chăn nuôi băn khoăn là tại sao giá heo hơi giảm nhưng giá thịt ở chợ vẫn duy trì, nếu giảm cũng chỉ giảm nhẹ”.

Chị Nguyễn Thị Mỳ, ấp Cây Điệp, xã Tân Phước (Đồng Phú) nói: “Gần 1 năm nay, trên đoạn đường từ chợ Cây Điệp đến chợ tự phát ở ngã ba Tân Hưng chưa tới 3km xuất hiện nhiều quầy bán thịt heo của những hộ chăn nuôi. Thay vì lúc trước mua thịt ở chợ thì từ khi các hộ tự mổ heo mang đi bán, tôi mua ủng hộ để giúp họ tiêu thụ nhanh”.

Tự giết mổ rồi đem bán cũng chỉ là giải pháp tình thế và áp dụng đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, còn đối với những hộ nuôi với số lượng lớn cũng đành ngậm ngùi bán cho thương lái với giá thấp. Gia đình anh Nguyễn Chiến Thắng ở ấp 5, xã Tân Lập (Đồng Phú) nuôi heo đã 5 năm nhưng hơn 1 năm nay giá heo xuống thấp ngay cả thời điểm tết Nguyên đán nên gặp nhiều khó khăn. Dịp tết vừa rồi gia đình anh xuất bán 200 con heo thịt với giá chỉ 29 ngàn đồng/kg, còn hiện tại thương lái thu mua với giá 27 ngàn đồng. Để duy trì đàn, anh Thắng cho rằng dùng cám ít tốn chi phí hơn thức ăn hỗn hợp, ngoài sử dụng thức ăn tự trộn, xuất bán vào thời điểm heo chưa vượt quá 85kg/con... để giảm giá thành; đồng thời tập trung nâng cao chất lượng đàn cũng là giải pháp phù hợp trong thời điểm này.

Với nghịch lý giá heo như hiện nay, không chỉ người nuôi, người bán thức ăn chăn nuôi chịu thua lỗ mà người tiêu dùng cũng nhiều thiệt thòi khi mua với giá cao. Dù biết việc người chăn nuôi tự mổ thịt heo bán đặt ra những vấn đề về an toàn thực phẩm vì khó quản lý khâu giết mổ,... nhưng đây là giải pháp tình thế trước thực trạng heo hơi rớt giá, người chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn trong tái đàn.

Nhung - Hiền