【lich thi dau bd tbn】Một thời để nhớ

Chuyện rằng,ộtthờiđểnhớlich thi dau bd tbn sau khi vượt ngục từ Buôn Mê Thuột trở về, tháng 7/1942, đồng chí Nguyễn Chí Thanh triệu tập hội nghị cán bộ Đảng tại Bến Tu (Quảng Điền). Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Triển khai chủ trương của hội nghị, một số trạm giao thông liên lạc được đặt tại những gia đình cơ sở thuộc các huyện Phú Lộc, Phong Điền và thành phố Huế. Giữa cồn Rau Câu (đầm Cầu Hai), được các cơ sở vạn đò giúp đỡ, bảo vệ và đưa đón, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Chí Thanh mở các lớp huấn luyện ngắn ngày cho cán bộ đảng viên trong tỉnh. Những bài giảng của đồng chí đã được tập hợp và in li tô ở nhà đồng chí Lê Tự Thanh để phát hành tài liệu tuyên truyền trong toàn tỉnh. Trong số các tài liệu đó, đặc biệt có các ấn phẩm của Báo Vì Nước.

Báo Vì Nước là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Thừa Thiên, phát hành số đầu tiên vào tháng 8/1942 và số cuối cùng vào năm 1944. Báo có khổ 26,5 cm x 19cm. Trước đó, để phục vụ cho yêu cầu bảo đảm bí mật, đồng chí Lê Tự Thanh đã chuyển nhà ở từ khu vực chợ Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) về cồn Sáo, xóm Đông Lang, làng Phụng Chánh, nằm ở ven đầm Cầu Hai, là khu vực hoang vắng, bụi cây rậm rạp, người ở thưa thớt. Ở đây, đồng chí đã dựng một ngôi nhà ba gian hai chái và làm một căn hầm bí mật ngay giữa nhà. Hầm bí mật có diện tích 3 x 2 mét. Đây không chỉ là nơi ở và ẩn náu mà các tài liệu, trong đó có Báo Vì Nước, cũng được tiến hành soạn thảo, in ấn ngay bên trong căn hầm. Năm 1947, giặc Pháp càn quét đã đốt cháy ngôi nhà. Năm 1957, ông Lê Tự Ngọc là cháu nội của đồng chí Lê Tự Thanh đã xây dựng ngôi nhà mới ở trong vườn còn lại nguyên vẹn cho đến nay, cách nền nhà cũ chỉ vài mét.

Thừa Thiên Huế tự hào còn lưu giữ nhiều địa chỉ đỏ, từng là trụ sở của nhiều tờ báo cách mạng qua các thời kỳ lịch sử. Tiêu biểu như địa chỉ 61 Trần Thúc Nhẫn của Báo Thừa Thiên Huế hiện nay từng là trụ sở của Báo Dân, cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung Kỳ, vào cuối những năm 1930, bấy giờ là số 11 Doudart  de Lagreé Huế. Tờ báo Sông Hương tục bản của Xứ ủy Trung ủy và Tỉnh ủy Thừa Thiên tại 68 rue Jules Ferry (tức đường Lê Lợi nay). Tờ báo Quyết Chiến của Đảng bộ thành phố Huế, xuất bản sau Cách mạng Tháng Tám 1945, có tòa soạn và trị sự ở 43 Trần Hưng Đạo, 2 Nguyễn Tri Phương và 35 Hàng Bè (nay là Huỳnh Thúc Kháng). Còn nữa, chiến khu Hòa Mỹ và Dương Hòa là nơi có trụ sở tòa soạn và nhà in Báo Giết Giặc của Tỉnh ủy Thừa Thiên. Báo Chuyển Mạnh của Đảng bộ Thừa Thiên gắn với Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 5 được làm ở Khe Rệ (Hương Trà). Báo Thống Nhất, Giải Phóng, Cờ Giải phóng, Cứu lấy quê hương… trong kháng chiến chống Mỹ có tòa soạn ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. Các tờ báo Thừa Thiên giải phóng, Thừa Thiên Huế, Dân, Bình Trị Thiên sau 1975 có trụ sở tại số 2 Nguyễn Văn Thành (nay là đường Phùng Hưng) hay số 7 Lê Lợi, thành phố Huế.

Năm 2013, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa đã biên soạn và phát hành cuốn “Lịch sử báo chí Huế”. Năm 2014, công trình “Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế” (1930 - 2010) do Ban Biên tập Báo Thừa Thiên Huế làm chủ biên đã kịp thời ra mắt bạn đọc. Cũng đã có nhiều ý tưởng về việc xây dựng một bảo tàng báo chí để lưu giữ những tư liệu lịch sử vốn đang rất phong phú về báo chí cách mạng nói riêng và báo chí nói chung của vùng núi Ngự sông Hương, đã và đang là trung tâm báo chí hàng đầu quốc gia. Và, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tìm về với những địa chỉ từng là trụ sở một thời của các tờ báo Đảng bộ là tìm về một thời để nhớ, là cách tri ân và giáo dục, giúp những người làm báo hôm nay hiểu hơn tấm lòng và cuộc đời cầm bút của các bậc đàn anh đi trước.

ĐAN DUY