【giải ngoại hạng thái】Sửa nghị định 08 tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu

am ithanhf

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Anh

Tháo gỡ vướng mắc cho DN gia công,ửanghịđịnhtạothuậnlợichohoạtđộngxuấtnhậpkhẩgiải ngoại hạng thái sản xuất xuất khẩu

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP (NĐ 08) tập trung vào 13 nhóm vấn đề, trong đó có nội dung đơn giản thủ tục hành chính, không làm tăng chi phí cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt đối với DN gia công, sản xuất xuất khẩu (GCSXXK), nhằm tháo gỡ vướng mắc cho DN.

Trong quá trình thực hiện NĐ 08 và Nghị định 59/2018/NĐ-CP, cơ quan hải quan đã nhận thấy một số bất cập trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa GCSXXK và chế xuất.

Cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại chỗ, qua thực tế thực hiện quy định tại Điều 35, NĐ 08 thì hoạt động XNK tại chỗ phát sinh những bất cập như hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam nên hàng hóa được giao đến cho người nhập khẩu mà không thực hiện thủ tục hải quan hoặc chỉ thực hiện thủ tục hải quan tại một đầu. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro về giao dịch như chuyển tiền qua biên giới, chuyển giá, trốn thuế.

Đồng thời, rà soát quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thương mại thì: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Việc hàng hóa không qua biên giới hoặc không vào khu phi thuế quan không phù hợp với Luật Thương mại và thông lệ quốc tế không có thủ tục đối với hoạt động XNK tại chỗ như Việt Nam.

Về thông báo hợp đồng gia công, theo quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một trong các điều kiện được miễn thuế là DN có hợp đồng gia công (Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP). Tuy nhiên, khi rà soát nội dung quy định về thủ tục tại NĐ 08 chưa được quy định cụ thể về nội dung này. Bên cạnh đó, DN CGSXXK còn phát sinh vướng mắc đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa bị trả lại. Thực tế thực hiện có phát sinh vướng mắc, bất cập đối với một số mặt hàng đặc thù như đóng tàu… có thời hạn tái chế kéo dài nhưng hiện tại quy định cho phép 275 ngày.

Từ những bất cập hiện nay, dự thảo NĐ 08 dự kiến sửa đổi, bổ sung một số quy định như về hoạt động XNK tại chỗ; kiến nghị bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 36 nghị định theo hướng tổ chức cá nhân phải thông báo hợp đồng gia công trước khi nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, máy móc, thiết bị đầu tiên để thực hiện GCSXXK.

Đối với việc khai sửa đổi, bổ sung các thông tin về cơ sở sản xuất kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 37 Nghị định theo hướng khi có thay đổi về cơ sở sản xuất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi, tổ chức cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan. Riêng thay đổi về thông tin địa điểm sản xuất, nơi lưu giữ phải báo cáo cơ quan hải quan trước khi thực hiện...

Về hoạt động nhập khẩu hàng hóa bị trả lại, dự kiến sửa đổi Điều 47 Nghị định quy định “Thời hạn để tái chế là 12 tháng và trường hợp đặc thù thì được quá 12 tháng”, tạo thuận lợi cho DN chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập cảnh

Theo Tổng cục Hải quan, tại dự thảo NĐ 08 có một số điều khoản về công tác quản lý hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh dự kiến được sửa đổi đảm bảo sự thống nhất, phù hợp quy định thực tế, quy định của các văn bản pháp luật có liên quan và tạo thuận lợi cho các DN khi thực hiện thủ tục hải quan được thống nhất, minh bạch, rõ ràng.

Tổng cục Hải quan cho rằng, thủ tục đối với hành lý của người xuất nhập cảnh phát sinh một số bất cập.

Cụ thể, về thời hạn tạm gửi hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vào kho của hải quan cửa khẩu không quá 180 ngày, không phù hợp với thời hạn hàng hóa được coi là tồn đọng tại điểm b khoản 1 Điều 58 Luật Hải quan (hàng hóa đến cửa khẩu quá 90 ngày nhưng không có người đến nhận thì được coi là hàng hóa tồn đọng tại cảng).

Hơn nữa, thực tế có nhiều trường hợp, hành lý đi cùng khách trên chuyến bay nhưng khi cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì từ chối nhận hàng, gây khó khăn trong công tác quản lý, trong khi nghị định chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị vận chuyển hành lý hoặc người đại diện hợp pháp trong trường hợp hành lý không xác định được chủ sở hữu và hành lý có mặt hàng nguy hiểm, cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.

Để xử lý các vướng mắc trên, Tổng cục Hải quan đang đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều 59 theo hướng: hành lý được tạm gửi vào kho của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày người xuất cảnh, nhập cảnh gửi vào kho của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng; đồng thời bổ sung quy định về thủ tục gửi kho.

Bên cạnh đó, bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của đơn vị vận chuyển hành lý hoặc người đại diện hợp pháp trong trường hợp hành lý không xác định được chủ sở hữu và hành lý có mặt hàng nguy hiểm, cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu tại khoản 2 Điều 64.

Bổ sung quy định về thủ tục hải quan đối với hành lý vượt quá định mức miễn thuế gửi cùng chuyến đi hoặc gửi trước, hoặc sau chuyến đi tại khoản 3, khoản 4 Điều 60./.

Ngọc Linh