【ket qua bali united】TPHCM muốn chi nghìn tỷ mở rộng đường dẫn cao tốc phía Đông lên 8 làn xe
TheốnchinghìntỷmởrộngđườngdẫncaotốcphíaĐônglênlàket qua bali unitedo Sở GTVT TP.HCM, dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (HLD) đưa vào khai thác từ giữa năm 2016 với quy mô 4 làn xe và 2 làn khẩn cấp. Tuyến này đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông cho vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là giữa TP.HCM và Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.
Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến đường cao tốc HLD liên tục tăng, trung bình khoảng 10%/năm.
Chính vì vậy, đến nay, đường cao tốc HLD đã rơi vào tình trạng quá tải. Trong đó, phạm vi từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến nút giao Long Thành đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến khi thường xuyên kẹt xe, nhất là vào các thời điểm lễ, Tết gây bức xúc cho người dân.
Sở GTVT TP thông tin, quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường cao tốc HLD đoạn từ TP.HCM - Long Thành được quy hoạch với quy mô 10 làn xe, tiến trình đầu tư giai đoạn trước năm 2030. Hiện, đoạn đường dẫn cao tốc từ nút giao An Phú tới đường Vành đai 2 là đường trong đô thị thuộc quản lý của UBND TP.HCM và đang tổ chức giao thông với vận tốc tối đa 80Km/h.
Hồi tháng 6/2022, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có tờ trình Bộ GTVT xin chấp thuận phương án đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; theo đó VEC đề nghị triển khai thực hiện mở rộng toàn bộ tuyến đường để đảm bảo khả năng thông hành của tuyến đường.
Trong đó, VEC kiến nghị giao UBND TP thực hiện đầu tư mở rộng đoạn cao tốc từ nút giao An Phú tới đường Vành đai 2 (do đoạn này là đường trong đô thị, đang thuộc thẩm quyền quản lý của UBND TP) để đồng bộ với dự án nút giao An Phú được UBND TP khởi công từ cuối năm 2022 và nhằm phù hợp với các quy định về đầu tư.
Bộ GTVT sau đó thống nhất kiến nghị của VEC đề xuất giao UBND TP làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện mở rộng tuyến đường dẫn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Theo Sở GTVT, đoạn đường dẫn cao tốc từ nút giao An Phú đến đường vành đai 2 dài hơn 3,7km. Để đồng bộ với nút giao An Phú (khởi công từ cuối năm 2022) cùng với dự án mở rộng cao tốc HLD, đường dẫn cần mở rộng lên 8 làn xe, bề rộng nền đường 36m.
Về phương thức đầu tư, đường dẫn cao tốc đang thuộc thẩm quyền quản lý của TP, đồng thời Bộ GTVT đã có văn bản thống nhất theo đề xuất của VEC kiến nghị giao UBND TP thực hiện.
Vì vậy, theo Sở GTVT, việc sử dụng ngân sách TP để triển khai dự án mở rộng đường dẫn cao tốc này là phù hợp. Về thuận lợi, hiện đoạn đường dẫn qua địa bàn TP.HCM đã giải phóng mặt bằng theo hành lang rộng 116m (bao gồm cả tuyến đường sắt nhẹ).
Sở GTVT kiến nghị năm 2023 sẽ lập và phê duyệt chủ trương đầu tư; thi công từ quý 2/2025; hoàn thành công trình năm 2027. Tổng vốn đầu tư dự án mở rộng đường dẫn cao tốc khoảng 1.123,9 tỷ đồng.
Cao tốc Bến Lức - Long Thành sau 8 năm khởi côngSau hai lần lùi thời gian dự kiến hoàn thành, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có số vốn đầu tư 31.320 tỷ đồng đến nay vẫn dang dở và chưa thể kết nối liền mạch.