【xỉu hay xĩu】Rủi ro mua hàng trên mạng, người tiêu dùng "tự cứu" mình trước
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), tỉ lệ mua sắm trực tuyến chiếm 37% vào năm 2014 và tăng lên đến 50% vào năm 2015.
Ở Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Các sàn thương mại điện tử cung cấp các mặt hàng rất đa dạng cùng hình thức thanh toán linh hoạt, phong phú, cho phép người tiêu dùng mua sắm trực tuyến một cách nhanh chóng, tiện lợi. Đó là lợi ích chung mà thương mại điện tử đem lại cho người tiêu dùng, từ đó khiến cho tỉ lệ mua sắm trực tuyến ngày càng tăng.
Tuy nhiên, theo dữ liệu khiếu nại trong năm 2016 và quý I/2017 của Cục Quản lí cạnh tranh (Bộ Công Thương), tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong hình thức mua sắm trực tuyến diễn ra khá thường xuyên.
Các vấn đề điển hình bị phản ánh, khiếu nại bao gồm: Giao sai sản phẩm, sản phẩm có thông số kĩ thuật khác so với quảng cáo trên trang web; giao hàng chậm; giao thiếu hàng khuyến mãi; giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại; không cung cấp hóa đơn; voucher không thể sử dụng mặc dù vẫn còn hạn.
Bên cạnh vấn đề về chất lượng sản phẩm, thương mại điện tử ở Việt Nam còn tồn tại một vấn đề rất lớn, đó là cung cấp thông tin. Nhiều người đã từng phản ánh đến Cục quản lí cạnh tranh về tình trạng các web thương mại điện tử đăng sai giá (điển hình là đăng giá rất rẻ sau đó hủy đơn đặt hàng của người tiêu dùng); hủy đơn hàng không lí do - người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn thời điểm trước; sản phẩm không có nhãn mác, nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc mặc dù quảng cáo là hàng Mỹ, Nhật Bản…
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan này nói ra những “lỗi” thường gặp và diễn ra thường xuyên trong môi trường mua sắm qua mạng. Bởi lẽ, những phản ánh, khiếu nại nêu trên không phải bây giờ mới xuất hiện.
Thực tế cho thấy, dù trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rõ một trong những quyền của người tiêu dùng, cũng như những hành vi bị cấm của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn đang diễn ra rất phổ biến.
Theo đó, để tránh lặp lại những tình huống nêu trên, người tiêu dùng khi mua hàng trực tuyến nên tìm hiểu kĩ các thông tin, sản phẩm, dịch vụ, nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…).
Việc tìm kiếm thông tin về sản phẩm có thể tìm trên internet như nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.
Bên cạnh đó, cảnh giác với những trang web/tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với giá rất thấp hoặc khuyến mãi lớn, yêu cầu người tiêu dùng phải cung cấp thông tin và chia sẻ chương trình cũng là điều cần lưu ý.
Vẫn biết là người tiêu dùng cần "thông minh" để lựa chọn cho mình sản phẩm chất lượng, để không bị “ăn quả đắng” sau mỗi lần nhận hàng từ nhân viên giao hàng, để không sập bẫy” lừa đảo của các trang mạng. Nhưng cho đến nay, câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra là vai trò của cơ quan quản lí ở đâu khi tình trạng hàng hóa bán không đung cam kết vẫn đang diễn ra hàng giờ, hàng ngày, do buông lỏng hay do pháp luật về hoạt động thương mại điện tử còn thiếu?