Cụ thể,ỷlệlấpđầybigravenhquacircncủacaacuteckhucocircngnghiệpđạket qua bong da blu fun Chương trình phát triển công nghiệp - xây dựng đã tập trung xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Đồng Xoài I, Khu công nghiệp Becamex Bình Phước. Đến nay có 10/13 khu công nghiệp đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng cho nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thứ cấp, thu hút đầu tư tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 75%. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 12,7% bằng với mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra. Giá trị gia tăng ngành xây dựng bình quân giai đoạn 2016-2018 ước tăng 11,86% (kế hoạch tăng 15,7%).
Chương trình phát triển nông, lâm nghiệp đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hình thành các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, điều, hồ tiêu; đồng thời tập trung cứu hộ cây điều bị dịch, bệnh hại niên vụ 2016-2017 và qua đó có 80% diện tích điều được phục hồi, 20% phục hồi trong năm 2018. Tỉnh cũng đã tiến hành hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng đồng bào dân tộc, hộ nghèo trồng điều bị thiệt hại của niên vụ 2016-2017, với tổng kinh phí 44 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với đất đai, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã đóng góp lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, nhất là ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tăng rõ rệt từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao) được tiếp cận đưa vào sản xuất, tạo được sức lan tỏa, mang lại hiệu quả.
Đặc biệt, các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với chuỗi sản xuất ngày càng đổi mới phương thức từ sản xuất đến quản lý, việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý hàng nông sản được chú trọng, đã xây dựng được thương hiệu Hồ tiêu Lộc Ninh, chỉ dẫn địa lý hạt điều của tỉnh Bình Phước...
KT