Mỹ tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria
TheìnhhìnhchiếnsựSyriamớinhấtngàkeo nha cai.o những tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất trên Tiền Phong, Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho biết, toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria đã được xử lý thành công. 75 xi-lanh hydrogen fluoride cuối cùng đã được xử lý tại một công ty xử lý hóa học ở bang Texas, Mỹ. “Quá trình này chấm dứt một chương quan trọng trong việc hủy bỏ chương trình vũ khí hóa học Syria”, Ahmet Uzumcu, người đứng đầu OPCW cho biết.
Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/1/2016 đưa tin Mỹ tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria
Năm 2014, Syria gia nhập OPCW, sau đó làm công tác bàn giao 1.300 tấn chất hóa học độc hại cho tổ chức này. Sở dĩ Syria gia nhập OPCW là bởi sức ép của Mỹ về việc can thiệp quân sự vào Syria sau một cuộc tấn công bằng khí sarin ngày 21/8/2013 giết chết hơn 1.000 người dân ở vùng ngoại ô Ghouta.
Washington đổ lỗi cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhưng chính quyền Damascus cáo buộc lực lượng ly khai Syria đứng đằng sau vụ tấn công. Sau khi Damascus đồng ý tiêu hủy kho vũ khí hóa học, Washington tạm ngưng ý định đưa quân vào Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành rào cản diệt IS ở Syria
Mới đây tờ “Nhật báo phố Wall” (Wall Street Journal) đã đăng tải bài viết phân tích rõ chính sách mà Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai và áp dụng tại Syria. Tờ báo nhận định, cho đến giờ, khi mà cả thế giới đã nhất trí về tầm quan trọng của việc đánh bại nhóm IS, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục cuộc chơi như hồi năm 2011.
Khi cuộc nội chiến Syria nổ ra hồi năm 2011, Ankara là một trong những nước đầu tiên “đầu tư lớn” cho việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Mặc dù trải qua một thập kỷ có quan hệ nồng ấm với Syria, nhưng Tổng thống Erdogan đang nỗ lực đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc thống trị khu vực. Tình hình tại Syria kể từ khi đó đến nay đã thay đổi rất nhiều song chiến lược của ông Erdogan thì không.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành rào cản diệt IS ở Syria là tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/1/2016
Kết quả là Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành rào cản ngăn chặn việc giải quyết cuộc xung đột. Ankara gây chiến với người Kurd tại Syria - lực lượng chống IS hiệu quả nhất tại đây và quốc gia này cũng là nơi tiếp nhận mạng lưới các phần tử thánh chiến có tổ chức.
Nhật báo phố Wall còn nhận định, trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ muốn thúc đẩy một chính quyền với đa số người Hồi giáo dòng Sunni tại Syria được điều hành bởi chi nhánh của tổ chức Anh em Hồi giáo tại địa phương. Điều này sẽ dẫn đến việc hai đối thủ trong quá khứ của Thổ Nhĩ Kỳ là Nga và Iran mất đi một đối tác quan trọng.
Tờ báo kết luận chính quyền Ankara đã khiến giới chức chính quyền châu Âu, truyền thông và các học giả chuyển từ cách nhìn nhận Thổ Nhĩ Kỳ như là một thế lực ôn hòa, có tầm ảnh hưởng đối với sự ổn định khu vực và phát triển kinh tế thành một nước ngầm ủng hộ, nếu không muốn nói là tài trợ toàn bộ, cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Thổ Nhĩ Kỳ còn được coi là đồng minh nguy hiểm có khả năng nhấn NATO vào một cuộc xung đột không mong muốn với Nga, theo Báo Đất Việt.
Lãnh đạo phe đối lập Syria sẽ đến thăm Trung Quốc
Bắc Kinh thông báo lãnh đạo của nhóm đối lập chính ở Syria sẽ thăm Trung Quốc trong tuần này. Khaled Khoja, Chủ tịch Liên minh Quốc gia vì Lực lượng Đối lập Syria có trụ sở tại Istanbul sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 5 - 8/1, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nói trong cuộc họp báo. "Chúng tôi tin rằng, ở giai đoạn hiện tại, chúng ta cần phải thúc đẩy một lệnh ngừng bắn song song với giải pháp chính trị", bà nói.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi giữa tháng 12/2015 nhất trí thông qua một kế hoạch hòa bình nhằm đưa chính quyền Syria và phe đối lập đàm phán với nhau trong tháng này.
Tin tức về tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/1/2016 cho biết Lãnh đạo phe đối lập Syria sẽ đến thăm Trung Quốc
Trung Quốc đã đón tiếp phái đoàn chính quyền Syria đến thăm chính thức vào ngày 24/12/2015. Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố Damascus sẵn sàng tham gia đối thoại, nhưng dường như ra điều kiện về nhóm đối lập nào sẽ tham dự. Đây sẽ là vòng ba của các cuộc đàm phán ở Geneva. Phiên họp cuối cùng diễn ra vào đầu năm 2014 nhưng không mang lại kết quả.
Trung Quốc là thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nước này cùng với Nga đã 4 lần bỏ phiếu chống lại nghị quyết về Syria. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã chặn một biện pháp được đưa ra năm 2014 là yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra tội ác chiến tranh ở Syria. Trung Quốc liên tục kêu gọi tìm kiếm "giải pháp chính trị" cho cuộc xung đột.
Theo AFP, Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn dầu ở Trung Đông nhưng từ lâu vẫn ngồi ghế sau trong các tranh chấp ở khu vực này. Bắc Kinh đến gần đây mới bắt đầu mở rộng vai trò, theo VnExpress.
Thanh Hằng(T/h)
Ấn Độ đặt trạm vệ tinh tại TPHCM để can thiệp sâu hơn vào Biển Đông